"Đối phó” với mẹ chồng sau khi sinh em bé như thế nào?

Phải làm thế này, không được làm thế kia, làm thế này mới đúng, làm thế kia là cấm kỵ… đôi khi chỉ nghe và đáp ứng yêu cầu của mẹ chồng cũng đủ khiến cho các bà mẹ sau sinh cảm thấy vô cùng stress, bởi kèm theo những cái “không được” và “bắt buộc phải…” đó là những bài thuyết giảng dài lê thê.

Đa số những bà mẹ sau khi từ viện trở về nhà đều mong muốn có một không gian riêng tư và yên tĩnh để chăm sóc và nghỉ ngơi cùng bé. Mặc dù chúng ta đều biết những lời khuyên của mẹ chồng cũng chỉ nhằm mục đích tốt cho chúng ta, nhưng những lời khuyên cứ lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ mang tính chất áp đặt và dần dần sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, thậm chí là áp lực. Vậy làm thế nào để “chung sống” với mẹ chồng một cách hòa bình những ngày mới sinh?

"Đối phó” với mẹ chồng sau khi sinh em bé như thế nào? - 1

Ảnh minh họa

Giữ bình tĩnh

Hãy cố gắng kiềm chế và giữ bình tĩnh trước quá nhiều những lời khuyên, không những thế đôi khi còn là lời chỉ trích từ mẹ chồng. Tôn trọng những kinh nghiệm của họ và hãy lắng nghe, chấp nhận làm theo những điều mà bạn cảm thấy đúng. Phản ứng tiêu cực hoặc gay gắt không những ảnh hưởng đến quan hệ mẹ chồng nàng dâu mà còn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng nếu chẳng may anh ấy biết được.

Tránh xung đột

Hãy lảng đi nơi khác nếu bạn cảm thấy mẹ chồng nói quá nhiều và bạn không muốn nghe bà nói nữa. Đó là cách để bạn không bị lâm vào tình trạng stress khi nghe mẹ chồng nói quá nhiều và tránh phản ứng tiêu cực khi bạn không đồng tình hoặc không muốn làm theo lời bà nói.

Đặt giới hạn cho các cuộc nói chuyện

Nên giới hạn những cuộc nói chuyện trong phạm vi những chuyện vô thưởng vô phạt, không đụng chạm đến lòng tự ái của nhau. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về sở thích, thói quen, tính cách của mẹ chồng trước khi sinh để nghĩ trước phương án đối phó trong các tình huống. Không nên bàn luận về vấn đề tiền nong, chi tiêu cá nhân của bạn hoặc gia đình trước mặt mẹ chồng. Nếu chồng bạn lỡ mồm hỏi về hóa đơn tiền thẩm mỹ của bạn, hoặc việc bạn mua quần áo, mỹ phẩm, hãy cố đánh trống lảng và nói sang một chuyện khác không liên quan đến chuyện đó. Vì mẹ chồng dù khó tính hay dễ tính cũng không bao giờ cảm thấy thoải mái vì thói chi tiêu hoang phí của con dâu.

Đặt mình vào cương vị của mẹ chồng

Bạn cần đặt mình vào cương vị của mẹ chồng để biết quan điểm và suy nghĩ của họ, có như vậy bạn mới có cách để “chung sống” với mẹ chồng một cách êm thấm và hòa bình nhất. Với cương vị là ông bà của đứa trẻ, họ đôi lúc sẽ muốn thể hiện một chút quyền sở hữu của mình với đứa cháu của mình. Và điều bạn cần làm lúc này là chứng tỏ cho bố mẹ chồng biết rằng bạn đang làm những điều tốt nhất cho cháu của họ.

Hãy để chồng bạn lên tiếng thay bạn!

Sẽ tốt hơn nếu chồng bạn có mặt trong các cuộc tranh luận với mẹ chồng. Hãy nhờ anh ấy khuyên nhủ mẹ rằng: “Chúng con rất cảm ơn và tôn trọng những lời khuyên của mẹ, nhưng sẽ rất căng thẳng nếu mẹ cứ liên tục khuyên nhủ và góp ý như vậy, nếu cần chúng con sẽ hỏi ý kiến mẹ, mẹ nhé!” Điều này sẽ làm mẹ chồng hiểu ra và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với việc nghe những lời đó từ bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần (Theo Boldsky) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN