"Đánh ghen" đầy kiêu hãnh như Nam Phương Hoàng hậu, khiến tình địch suốt đời không quên

Khi biết đức lang quân của mình lăng nhăng với người đàn bà khác, thay vì đánh ghen ầm ĩ, Nam Phương hoàng hậu lại có cách cư xử tinh tế khiến tình địch cả đời không quên

Sắc đẹp chim sa cá lặn của Nam Phương Hoàng hậu thời trẻ - Ảnh: Tư liệu

Sắc đẹp chim sa cá lặn của Nam Phương Hoàng hậu thời trẻ - Ảnh: Tư liệu

Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (SN 1914), con của nhà hào phú Nam Bộ là Nguyễn Hữu Hào (gốc Gò Công). Bà còn là cháu ngoại ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ – người giàu nhất Nam bộ đầu thế kỷ XX.

Nguyễn Hữu Thị Lan nổi tiếng xinh đẹp, 3 năm liền đạt giải Hoa hậu Đông Dương. Để cưới được bà Nam Phương, Bảo Đại đã chấp nhận 4 điều kiện: Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới; Được giữ nguyên đạo Thiên chúa, các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo; Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo; Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.

Đó là những điều kiện chưa từng thấy trong các triều vua nhà Nguyễn. Và sau bà cũng không có người phụ nữ nào được phong danh hiệu này nữa. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất được mặc áo màu vàng – màu dành riêng cho vua trong triều đình.

Cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại với Nam Phương Hoàng hậu gặp biến cố kể từ khi Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ cụ Hồ.

Vốn đã quen thói ăn chơi, Cựu hoàng không chịu được thiếu thốn nên nhờ ông Phạm Khắc Hòe (Đổng lý ngự tiền văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại) về Huế gửi cho vợ một bức thư xin tiền.

Vua Bảo Đại nổi tiếng là người đào hoa - Ảnh: Tư liệu

Vua Bảo Đại nổi tiếng là người đào hoa - Ảnh: Tư liệu

Nam Phương Hoàng hậu đọc xong thư mà đượm buồn, nét mặt trầm tư suy nghĩ rồi quay sang hỏi ông Hòe: “Ông có biết Vĩnh Thụy (tên húy của vua Bảo Đại) cần tiền làm chi và cần bao nhiêu tiền không?”. Và dĩ nhiên là ông Hòe không dám nói rõ sự tình.

Cùng chiều hôm ấy, ông Hòe quay lại cung An Định để lấy thư trả lời. Tiếp ông là Nam Phương Hoàng hậu với nét mặt rầu rĩ nhưng vẫn cố tỏ ra bình tĩnh. Lúc ấy Hoàng hậu mới nhỏ nhẹ nói với vị khách phương xa: “Ông Hoè! Chắc ông biết tôi rất ông, quý trọng ông trước cũng như nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thuỵ mê cô Lý”. Dù bất ngờ khi Hoàng hậu đã biết mọi chuyện nhưng ông Hòe chỉ dám trả lời ngắn gọn là có nghe qua.

Bà Nam Phương lại chăm chú hỏi: “Ông có biết cô Lý nhiều không? Và cô ấy là người như thế nào?”. Ông Hòe thật thà đáp chưa thấy mặt bao giờ nhưng nghe đồn là cô ấy đẹp. Chữ “đẹp” trong câu trả lời của ông Hòe đã khiến Nam Phương Hoàng hậu rực lửa giận trong mắt. Sau một hồi thăm dò không thành công, bà Nam Phương nói thư chưa viết xong và hẹn ông Hòe quay lại sau.

Trong lần gặp tiếp theo, Nam Phương rút 2 tờ bạc ngân hàng Đông Dương loại 500 đồng giơ lên cho ông Hòe thấy rồi “bỏ trở lại vào giữa những tờ giấy màu hồng đặc sệt chữ Pháp dán lại” đưa cho ông Hòe.

Khi thấy Nam Phương Hoàng hậu phân vân về mối quan hệ của chồng và vũ nữ Lý Lệ Hà, ông Hòe có khuyên bà ra Hà Nội sống để được gần Bảo Đại. Nhưng ngay lập tức bà Nam Phương đáp rất khiêm nhường: “Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng”.

Người sứ giả là ông Phạm Khắc Hòe dù không biết trong bức thư Nam Phương Hoàng hậu viết gì nhưng đọc xong Bảo Đại mặt cứ tái dần đi. Mãi sau này, lá thư được kẻ thứ 3 là vũ nữ Lý Lệ Hà đã cất giữ suốt 50 năm được công bố. Bức thư trên được nhà văn Lý Nhân Phan Thứ Lang (Phan Kim Thịnh) trích dẫn từ hồi ức của Ngọc Giao và in lại trong cuốn Bảo Đại – vua cuối cùng triều Nguyễn (NXB Đà Nẵng 2004).

Không hờn giận, không ghen tuông hay nhục mạ tình định, với vị thế là một Hoàng hậu, là “người chị”, người được phong tước danh chính ngôn thuận, Nam Phương viết: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức Cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc Cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi Cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”.

Nam Phương Hoàng hậu chính là một tấm gương sáng cho chị em học tập.

Nam Phương Hoàng hậu chính là một tấm gương sáng cho chị em học tập.

Bức thư ngắn gọn, thoạt qua thì như một lời cảm ơn đơn thuần nhưng thực sự đọc kĩ từng câu người ta mới thấy thấm. Nam Phương Hoàng hậu đang muốn nói với kẻ thấp hèn kia rằng bà đã biết rõ mọi việc dù ở một khoảng cách rất xa. Bà Nam Phương cũng tỏ ra mình là người biết ân nghĩa khi có lời cám ơn tình địch nhưng đằng sau sự cám ơn lại là thái độ có chút mỉa mai, chua chát. Mong là Cựu hoàng giữ được cái phúc để cô nàng cũng được hưởng theo.

Lá thư không phải thể hiện sự bất lực mà đó là lòng kiêu hãnh, sự kiêu hãnh của một người đàn bà bản lĩnh. Hành động ấy nói trắng ra theo cách hiểu thời nay thì có lẽ là: Tôi cũng chả tha thiết gì cái thứ đàn ông lăng nhăng ấy đâu. Cám ơn vì cô đã rước đi cho. Thôi thì cũng cầu chúc cho cô được “hưởng” lâu lâu chút. Và tôi sẽ chẳng bao giờ quên sự phản bội này.

Lời thức tỉnh đối với đàn bà dành cả thanh xuân để lo giữ chồng rồi lãng phí phần đời còn lại để tha thứ cho chồng phản bội.

Nam Phương Hoàng hậu chính là một tấm gương sáng cho chị em học tập. Lẽ ra, bà có thể ra Hà Nội để ở cạnh chồng, dễ dàng giữ chồng khỏi các cô gái vây xung quanh. Nhưng với một người đàn ông vốn tính trăng hoa thì cất công làm thế để làm gì? Chỉ tổ chuốc lấy mệt mỏi, đau thương. Và thế là bà buông tay, buông hẳn để rồi bà sống bình yên trong cung An Định còn người chồng bội bạc thì vật vã không xu dính túi cùng tình nhân bên xứ người. Sự đánh đổi ấy có đáng không?

Chuyện tình hoa khôi làm hoàng hậu 46 ngày đã khiến chồng thoái vị

Lần đầu tiên sau 1 năm kết hôn, sinh con, hoa khôi Nga kể chuyện tình yêu của mình công khai với mọi người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi (T/h) ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN