Đàn ông có trình độ học vấn cao rất quan tâm tới bằng cấp khi chọn vợ
Có lẽ câu nói “mây tầng nào gặp mây tầng đó” đúng trong trường hợp những người đàn ông xuất sắc muốn chọn một người vợ tương xứng với mình.
Một người đàn ông có học vấn cao muốn tìm vợ trí thức cũng là chuyện rất bình thường. (Ảnh minh họa)
Anh Vương năm nay 28 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ được 3 năm, hiện đang làm trong một doanh nghiệp với mức lương hằng năm là 700 triệu đồng, trung bình 1 tháng khoảng 60 triệu, gia cảnh khá giả, có nhà và ô tô riêng. Có thể nói rằng, anh là mẫu người đàn ông mà mọi cô gái đều ao ước.
Bố mẹ anh kinh doanh một chuỗi siêu thị, nhà không thiếu tiền nhưng bản thân anh cũng không phải dạng “ăn chơi phá gia chi tử”. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh tiếp học lên thạc sĩ rồi tiến sĩ, sau đó dễ dàng tìm được một công việc với mức lương cao.
Vì suốt những năm qua anh chỉ tập trung cho việc học và sự nghiệp nên không hề để ý tới cô gái nào. Nhưng hiện tại, ở độ tuổi này anh bắt đầu muốn lập gia đình.
Anh là một người sống lý trí và cho rằng bản thân nên tìm một cô gái “xứng tầm” với trình độ và tài năng của mình. Một cô gái bình thường rất khó lọt vào “mắt xanh” của anh.
Trong một lần đi mua sắm, anh có cơ hội tiếp xúc với một nhân viên bán hàng, đó là một cô gái xinh đẹp, cao ráo, dáng người chuẩn kiểu hot girl, mẫu người mà nhiều đàn ông muốn theo đuổi.
Ban đầu, 2 người nói chuyện cũng khá hợp nhau nhưng vì cô chưa tốt nghiệp cấp 3, lại xuất thân ở một vùng quê nghèo khó. Có lẽ điều này là trở ngại lớn nhất khiến anh phải suy nghĩ.
Khi biết được gia cảnh của cô, anh từ chối vì lấy lý do tuổi tác không hợp nhau nhưng cô vẫn kiên trì suốt 1 tháng. Anh cảm thấy rằng đã đến lúc mình cần phải nói rõ ràng với cô gái này.
Anh nói: “Em thực sự rất xinh, nhiều người thích em là chuyện bình thường. Thế nhưng, có lẽ anh sẽ không cưới một người vợ có trình độ thấp như vậy. Anh không chỉ lấy một người vợ, mà họ sẽ là mẹ của con anh sau này. Anh không muốn con anh tự ti vì có một người mẹ trình độ chưa tới cấp 3”.
Nghe những lời này từ anh nói ra, cô choáng váng không thốt nổi thành lời. Sau đó, anh còn nói thêm rằng, mẫu người mình muốn là tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Dù mức lương của cô không quá thấp nhưng anh cho rằng bản thân đưa ra yêu cầu như vậy vì dù sao mình cũng là một tiến sĩ, không thể lấy một người có trình độ học vấn thấp được.
Vì anh có công việc ổn định, thu nhập cao, gia đình trí thức và giàu có nên không đặt nặng vấn đề người vợ lương phải cao, chỉ cần tương thích về trình độ học vấn là được rồi.
Ở một góc độ nào đó, những gì mà anh Vương nói được nhiều người tán thành. Trên thực tế, có không ít đàn ông có trình độ học vấn cao đặc biệt quan tâm đến bằng cấp của nửa kia khi lựa chọn bạn đời, nhiều người còn quan tâm tới cả thu nhập.
Một câu hỏi đặt ra là: “Tại sao đàn ông có trình độ học vấn cao lại rất quan tâm tới bằng cấp khi chọn vợ?”
1. Khác biệt quá lớn về trình độ sẽ không có tiếng nói chung
Trình độ học vấn có liên quan mật thiết tới tư tưởng và văn hóa của một người. Cùng một sự việc, những người có trình độ học vấn khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau.
Điều này giống như khi một số người nhìn thấy một quả táo rơi từ trên cây rơi xuống, điều đầu tiên họ nghĩ đến là nhặt nó lên và ăn, nhưng khi Newton lại nghĩ khác và cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn.
Những người học cao không khỏi xúc động khi nhìn thấy núi sông quê hương, thậm chí họ còn nói về quá khứ và hiện tại rồi bàn luận về văn học. Những người ít học lại chỉ có thể khen ngợi trước cảnh đẹp mà thôi.
Điều này có nghĩa là, người học cao cần không chỉ cần một người vợ mà đó còn là một tri kỷ, một người bạn có thể thấu hiểu hết những gì họ nói và hy vọng 2 bên có thể cùng nhau thảo luận một cách vui vẻ.
Khi 2 người có trình độ văn hóa quá cách xa nhau, họ sẽ không có tiếng nói chung, phụ nữ sẽ không hiểu những gì đàn ông nói và còn cho rằng chúng ta không hợp nhau.
2. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến tầm nhìn
Nền tảng giáo dục có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của một người. Cô Vương và cô Lý bằng tuổi nhau, cũng đều sinh con gái nhưng cuộc đời lại quá khác biệt.
Cả 2 đều sống ở nông thôn, cô Vương lúc đó được đi học tới trung học, biết chữ, còn cô Lý chỉ là một phụ nữ suốt ngày chân lấm tay bùn ngoài ruộng, không biết chữ.
Cô Lý cũng để con gái ở quê làm ruộng, nội trợ, không cần học quá nhiều, không cần quan tâm tới việc đọc sách, học chữ… Thế nhưng, cô Vương lại khác, dù vất vả mệt nhọc tới đâu cũng không muốn con gái mình đụng tay vào chuyện đồng án. Cô tiết kiệm tiền cho con gái đi học thêm, mua sách vở. Không phụ lòng mẹ mình, con gái cô đậu đại học, sau đó trở thành một giảng viên trong trường đại học.
Những người có nền tảng giáo dục khác nhau thường có tầm nhìn khác nhau. Tầm nhìn không chỉ có thể quyết định tương lai mà còn ảnh hưởng tới thế hệ sau này.
3. Gen trội của một đứa trẻ được di truyền từ người mẹ
Nhiều người đàn ông ít học cứ nghĩ rằng, sinh con trai hay con gái là do phụ nữ quyết định, hay con cái có thông minh hay không là do di truyền từ người cha, quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Có một thực tế rằng, gen thông minh của một đứa trẻ di truyền rất nhiều từ người mẹ chứ không phải là nhan sắc. Những người có gen tốt sẽ không ngại đến việc sinh con muộn. Bởi vậy, có không ít nhà khoa học, giáo sư kết hôn muộn, sinh con muộn nhưng con cái vẫn rất ưu tú.
Nếu một đứa trẻ có thể thừa hưởng được những gen thông minh từ người mẹ và được người mẹ có học thức cao dạy dỗ cẩn thận, tương lai của chúng thực sự rất sáng lạn. Những người đàn ông có học thức cao thường rất quan tâm tới thế hệ sau của mình, thế nên không có gì lạ khi họ muốn chọn một người bạn đời cũng là người có trí thức.
Cho dù là vì ai đi chăng nữa, đàn ông vẫn luôn hy vọng tìm được một người phụ nữ thông minh để kết hôn. Đặc biệt là đàn ông có trình độ học vấn cao, họ khó chấp nhận vợ mình có trình độ học vấn thấp.
Đừng nghĩ vấn đề lười biếng là chuyện nhỏ, nếu không bạn sẽ phải trả một cái giá cực đắt cho sự trì hoãn của...
Nguồn: [Link nguồn]