Dám từ bỏ mức lương 6 triệu, cô gái sang Đức kiếm 1,3 tỷ/năm
Mặc dù xuất phát điểm thấp hơn nhiều người nhưng với tinh thần cầu tiến, chăm chỉ, cô có được mức thu nhập khiến bạn bè phải ghen tị.
Những ngành học liên quan tới y như điều dưỡng, y tá, thường được các bạn nữ lựa chọn. Ưu điểm của chuyên ngành này là sau khi tốt nghiệp có thể tìm được công việc phù hợp tại các bệnh viện công hoặc tư nhân.
Tại Trung Quốc, y tá rất khó có chỗ đứng tại các thành phố lớn, những thành phố nhỏ hơn, mức lương dao động từ 2.000 – 3.000 tệ một tháng (6,7 – 10 triệu đồng). Thậm chí, nếu mới ra trường, lương y tá chỉ hơn 1.000 tệ (3,3 triệu đồng).
Tuy nhiên, có một cô gái không hài lòng với hoàn cảnh hiện tại nên quyết định thay đổi môi trường làm việc. Cô gái này tên Đỗ Đỗ (1995), xuất thân từ nông thôn. Thời còn cắp sách đến trường, cô không có hứng thú với việc học nên sau khi trượt cấp 3, cô quyết định đi học trung cấp.
Cô chọn học y và lấy được chứng chỉ y tá. Sau khi tốt nghiệp, cô tìm được công việc tại một bệnh viện nhỏ với mức lương 1.800 tệ/tháng (6 triệu đồng). Sau một thời gian, cô cảm thấy mức lương này không đủ sống. Tình cờ có một người bạn cho biết ở Đức cũng đang tuyển y tá nhưng mức lương rất cao, điều này khiến cô chạnh lòng.
Để sang được Đức, yêu cầu trước tiên cần phải nói được tiếng Đức. Có hơn 200 người đăng ký nhưng chỉ chọn 100 người. Quyết tâm thay đổi số phận hiện tại, cô lao đầu vào học tiếng Đức, may mắn đã trúng tuyển.
Khi sang Đức, cô hoàn thành xong chứng chỉ điều dưỡng viên và chính thức được đi làm. Mỗi ngày cô làm việc 12 tiếng, không tính tăng ca, mỗi năm có 15 ngày nghỉ, lương hơn 400.000 tệ (1,3 tỷ đồng).
Theo lời kể của Đỗ Đỗ, làm y tá ở Đức khác với ở Trung Quốc. Mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân là cơ hội để nâng cao trình độ của bản thân. Trong khi ở Trung Quốc, nếu y tá làm ca đêm thường phải quản lý hàng chục bệnh nhân, hết ca làm là họ kiệt sức. Tuy nhiên, ở Đức lại khác, y tá chỉ chịu trách nhiệm với 10 bệnh nhân, công việc dễ dàng hơn.
Ngoài ra, y tá có quyền lựa chọn làm ca ngày hoặc ca đêm. Hợp đồng ở Đức là vĩnh viễn, trừ khi bạn muốn rời bệnh viện chứ họ không bao giờ sa thải. Thời gian nghỉ ngơi thoải mái, nghỉ thai sản rất dài, nghỉ phép có lương và nhiều phúc lợi hấp dẫn khác. Cuộc sống của Đỗ Đỗ tại Đức khiến các bạn cùng khớp ghen tị.
Câu chuyện của Đỗ Đỗ khiến cho cư dân mạng rất ngưỡng mộ, dù không có trình độ học vấn cao vẫn có thể đổi đời nhờ học thêm một ngoại ngữ. Cô đã cố gắng bù đắp những khuyết điểm của bản thân và cuối cùng nhận được phần thưởng xứng đáng.
10 năm sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ngọc Quỳnh nhận học bổng Chevening và theo học Thạc sĩ chuyên ngành Phát triển xã hội tại trường University College London...
Nguồn: [Link nguồn]