Đại biểu 'Quốc hội trẻ em' hiến kế cách ngăn học sinh sử dụng thuốc lá điện tử

Sự kiện: Giới trẻ 2024
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trước thềm phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, em Trần Lê Hà Vy đã chia sẻ về thực trạng việc sử dụng thuốc lá điện tử, chất kích thích tại một ngôi trường miền núi thuộc tỉnh Lào Cai. Từ đó, Vy hiến kế một số giải pháp nhằm phòng, chống tác hại và ngăn chặn học sinh sử dụng của thuốc lá điện tử theo phong trào. 

Vinh dự trở thành đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, em Trần Lê Hà Vy (Lớp 8A2, trường THCS Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) dự kiến "vào vai" Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giả định.

Vy nhận thấy, tuy công tác tuyên truyền tại nơi em đang sinh sống và học tập - một tỉnh miền núi Tây Bắc đã được đẩy mạnh, nhưng đâu đó vẫn còn bộ phận học sinh và phụ huynh suy nghĩ lạc hậu, xem nhẹ việc sử dụng thuốc lá điện tử, chất kích thích.

Bản thân Vy đã từng bắt gặp hình ảnh các bạn học sinh sử dụng thuốc lá điện tử như một thói quen. "Ngay khi bắt gặp hình ảnh ấy, em đã đến gần và nhắc bạn cất chúng đi rồi cùng bạn nói chuyện. Em đã hỏi bạn mua nó ở đâu và vì sao lại sử dụng chúng? Sau khi hỏi, em biết rằng bạn mua thuốc lá điện tử từ các anh chị khối trên và sử dụng với lý do theo phong trào. Khi nắm được tình hình, em báo cáo và cùng thầy cô đi tìm hiểu, thu hồi rất nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử", Vy kể.

Sau sự việc trên, Vy đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong nhà trường, nổi bật như phân vai xử lý tình huống, đặt các bạn vào vai trong chính trong câu chuyện để hiểu và biết thêm nhiều kiến thức.

Em Trần Lê Hà Vy (Lớp 8A2, trường THCS Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Em Trần Lê Hà Vy (Lớp 8A2, trường THCS Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

"Em nghĩ, các bạn học sinh phần nào hiểu được tác hại của thuốc lá và chất kích thích, nhưng nếu hiểu hết và nhận thức rõ thì chưa hoàn toàn. Theo em, biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh không chỉ ở mỗi việc tuyên truyền. Bởi, thực tế cho thấy, nếu tuyên truyền quá nhiều và dày đặc thì sẽ tạo ra cảm giác chán nản, các bạn học sinh sẽ không còn lắng nghe và đón nhận những kiến thức đó nữa", Vy cho hay.

Theo Vy, vẫn còn nhiều hoạt động thú vị hơn để các bạn tham gia, vừa vui mà vẫn tìm hiểu được thêm kiến thức. Ví dụ như tổ chức các buổi hoạt động chia theo nhóm ngay trong lớp học, mỗi nhóm sẽ xây dựng một “công trình" hoặc sơ đồ tư duy về vấn đề phòng chống thuốc lá điện tử và chất kích thích...

Em Trần Lê Hà Vy (giữa) mong muốn được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng một chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và chất kích thích trong trường học.

Em Trần Lê Hà Vy (giữa) mong muốn được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng một chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và chất kích thích trong trường học.

Trước thềm Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em, Vy mong muốn được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng một chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và chất kích thích trong trường học. Đầu tiên, Vy cho rằng, nếu khó để kiểm soát người mua, chúng ta sẽ kiểm soát người bán. Theo đó, người bán bắt buộc phải yêu cầu người dùng cung cấp căn cước công dân đủ 18 tuổi trước khi mua những mặt hàng tương tự.

"Tiếp theo, Bộ Thông tin và Truyền thông cần chỉ đạo các ứng dụng mạng xã hội tăng cường giám sát, rà soát các hình ảnh trước khi người dùng đăng tải trên, hạn chế hết mức có thể hình ảnh xấu trên không gian mạng. Rất khó có thể nắm bắt được tình trạng các em học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, chất kích thích tại trường học vì các em thường sử dụng lén. Vì vậy, ta nên tập trung công tác phòng ngừa chính trên không gian mạng, ngăn chặn chỗ bán, chỗ mua", Vy cho hay.

Đặc biệt, Vy đề xuất phát động chương trình “Bớt một gói thuốc - thắp thêm một ngọn đuốc" với thông điệp ý nghĩa, dễ hiểu, dễ hưởng ứng. Các em học sinh có thể đăng tải video tuyên truyền của mình lên các nền tảng mạng xã hội, với bài tuyên truyền ý nghĩa sẽ nhận được phần thưởng động viên...

"Ai cũng có thể tham gia tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong trường học nhưng nếu là các bạn học sinh có uy tín trong trường học thì sẽ nhận được nhiều sự đồng ý và tin tưởng hơn. Các bạn cũng có độ nhận diện cao hơn, chuẩn bị bài và xử lý tình huống tốt hơn. Vì vậy các bạn học sinh giỏi, có uy tín trong nhà trường sẽ tạo được ảnh hưởng tích cực đến các bạn học sinh khác", Vy nhận định.

Ngoài ra, đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em cũng đề xuất thêm một số hoạt động nhà trường có thể tổ chức tuyên truyền. Trong đó, cần tích cực tổ chức các diễn đàn để học sinh tham gia đóng góp, nói lên tiếng nói của mình về vấn đề phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong trường học; tổ chức các cuộc thi làm báo tường về chủ đề “Nói không với thuốc lá, chất kích thích"...

Thành tích ấn tượng của Trần Lê Hà Vy:

- Đạt giải Nhì thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện năm học 2022 - 2023; 2023 - 2024;

- Đạt giải Ba "Hội thi Trạng Nguyên tiếng Việt" cấp huyện năm học 2021 - 2022;

- Đạt giải Nhì cuộc thi “Trạng Nguyên Tiếng Việt trên internet" cấp tỉnh dành cho học sinh tiểu học năm học 2021 - 2022;

- Đạt giải Nhất cuộc thi “Vẽ tranh truyền thông nâng cao nhận thức và tôn trọng đa dạng giới";

- Đạt giải Nhất cuộc thi "Kể chuyện Tiếng Anh" cấp huyện dành cho học sinh tiểu học" năm học 2021 - 2022;

- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai tặng giấy khen đạt thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024...

Nguồn: [Link nguồn]

Với điểm học bạ lớp 12 đạt 9,9 cùng nhiều nỗ lực, Phương Linh giành học bổng 100% học phí của Đại học Sydney.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Linh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN