Cuộc tranh luận mua khoai lang hay trà sữa cho thấy tư duy khác biệt của Gen Z

Sự kiện: Giới trẻ 2025
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cuộc tranh luận “80 ngàn đồng nên mua khoai lang hay trà sữa” trên mạng xã hội đã phản ánh sự khác biệt trong tư duy, giá trị sống và cách chi tiêu của các thế hệ.

Gần đây, trên mạng xã hội Threads vừa xuất hiện dòng status "Không hiểu giới trẻ bây giờ sẵn sàng bỏ 80K mua 1 ly trà sữa ở Starbucks, 80K đó tôi mua được 4kg khoai lang, luộc ăn được 1 tuần.”

Đây tưởng chừng như một lời chia sẻ bình thường nhưng đã nói lên rất nhiều điều về sự khác biệt giữa các thế hệ. Sau vài tiếng, bài đăng nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt tương tác và chia sẻ từ cộng đồng mạng.

Câu nói khơi dậy sự khác biệt trong cách chi tiêu và trải nghiệm của Gen Z và thế hệ trước. Ảnh: chụp màn hình

Câu nói khơi dậy sự khác biệt trong cách chi tiêu và trải nghiệm của Gen Z và thế hệ trước. Ảnh: chụp màn hình

Trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, những câu chuyện về thói quen tiêu dùng và phong cách sống của từng người ngày càng được "soi chiếu" nhiều hơn. Đáng nói, sự khác biệt giữa thế hệ 8X - 9X và Gen Z luôn là một chủ đề chưa bao giờ hết “nóng”.

Với thế hệ trước, đặc biệt là những người từng lớn lên trong giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, thường mang tâm lý sống tiết kiệm. Với họ, 80.000 đồng không phải là một con số nhỏ khi số tiền ấy có thể mua được 4 kg khoai lang ăn trong một tuần.

Hình ảnh mang tính biểu tượng này minh chứng cho một lối sống “ăn chắc mặc bền”, tiết kiệm để dành. Tâm lý ấy không đơn thuần là thói quen mà là kết quả của quá khứ từng trải, của những năm tháng phải đong đếm từng đồng.

Việc lựa chọn “ăn được một tuần” với cùng số tiền là cách thế hệ trước tìm thấy sự ổn định trong một thế giới “nay đây mai đó”. Ảnh: Widya

Việc lựa chọn “ăn được một tuần” với cùng số tiền là cách thế hệ trước tìm thấy sự ổn định trong một thế giới “nay đây mai đó”. Ảnh: Widya

Trong khi đó, Gen Z lại là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ công nghệ, sớm tiếp xúc với smartphone, mạng xã hội và văn hóa tiêu dùng khiến họ nhìn đồng tiền qua lăng kính khác. Một ly trà sữa không chỉ là món đồ uống mà còn là một trải nghiệm, là không gian thư giãn, là câu chuyện chia sẻ cùng bạn bè, thậm chí là một “content” để đăng lên mạng xã hội. Vì vậy, Gen Z sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm, coi đó là cách sống tận hưởng hiện tại.

Việc lựa chọn ly trà sữa đắt đỏ không phải lãng phí mà là sự thay đổi trong cách tiếp cận giá trị của người trẻ. Ảnh: Eri

Việc lựa chọn ly trà sữa đắt đỏ không phải lãng phí mà là sự thay đổi trong cách tiếp cận giá trị của người trẻ. Ảnh: Eri

Thế hệ trước thấy trà sữa là xa xỉ vì họ đã quen với lối sống tiết kiệm. Giới trẻ thấy việc ăn khoai lang cả tuần “ngán tận cổ” vì họ đã quen với việc được lựa chọn, được đa dạng hóa trải nghiệm cá nhân. Khi điều kiện sống cơ bản đã được đảm bảo, giới trẻ có xu hướng chuyển sang tìm kiếm những điều nuôi dưỡng cảm xúc.

Chính vì khác biệt trong bối cảnh sống, trải nghiệm cá nhân và cả hệ giá trị được hình thành từ nhỏ, mà mỗi thế hệ lại có một cách tiêu tiền, tận hưởng cuộc sống riêng và không có đúng - sai. Vấn đề chỉ trở nên căng thẳng khi một bên dùng chuẩn giá trị của mình để phán xét bên còn lại. Thay vì phán xét, chúng ta nên tìm cách lắng nghe và chia sẻ giữa hai thế hệ nhiều hơn.

"Đây là cách thế hệ cợt nhả đi làm, thế hệ cợt nhả đối mặt với áp lực, thế hệ cợt nhả tham gia thị trường lao động...", cụm từ "thế hệ cợt nhả" bất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Huyền ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN