Cư dân mạng thích thú với clip lịch sử Việt Nam

Sự kiện: Giới trẻ 9X

Clip "Việt Nam, hình hài một chữ S" của sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn đang gây "sốt" với cộng đồng mạng

Mặc dù chỉ mới đăng lên youtube 2 ngày (6/1/2012) nhưng đến hôm nay clip "Việt Nam, hình hài một chữ S" đã thu hút được lượng độc giả đông đảo (hơn 81.000 người xem).

Theo chúng tôi tìm hiểu thì clip này là đồ án tốt nghiệp cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng (Graphic Design) của một nhóm sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.

Khi giới thiệu video clip của mình, bạn Dương Tố Đào, người lên ý tưởng, thiết kế và kịch bản của clip muốn trả lời cho những băn khoăn của các bạn trẻ đang "mù mờ" về lịch sử: "Đã bao giờ các bạn tự hỏi: Tại sao Việt Nam lại có hình dạng giống như hình chữ S? Và để giữ được chữ S đó, chúng ta đã phải trải qua những gì?".

Clip "Việt Nam, hình hài một chữ S

Và để trả lời nỗi băn khoăn này cho mọi người, nhóm sinh viên Đại học Sài Gòn này đã quyết định triển khai đề tài bằng một hướng tiếp cận dễ dàng trong việc truyền tải, cảm thụ kiến thức môn Lịch Sử Việt Nam đến với giới trẻ.

Với những hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh, được kết hợp với các số liệu, dữ liệu cụ thể, nhóm sinh viên trường Đại học Sài Gòn đã phác họa rõ nét lịch sử hơn 4000 năm của Việt Nam qua đoạn clip dài 10 phút.

Cư dân mạng thích thú với clip lịch sử Việt Nam - 1

Số liệu thống kê 2012, Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 331,698 km vuông

Sau khi xem clip, bạn Kamet Hào chia sẻ: "Thực sự lần đầu ngồi nghe lịch sử mà thấy cuốn hút đến vậy. Chỉ có một từ để nói thôi "Tuyệt". Môn học Lịch sử cần phải thay đổi và cách bạn làm chính là điều đó".

Bạn Nam Nguyễn cũng hết lời khen ngợi: "Đồ án tốt nghiệp như thế này là cực chất rồi. Ý tưởng hay, thiết kế đẹp - sinh động - dễ hiểu, mọi thứ đều rất tốt. Hy vọng sẽ có một version Tiếng Anh để không chỉ người Việt Nam mà còn có thêm nhiều bạn bè quốc tế biết đến".

Cư dân mạng thích thú với clip lịch sử Việt Nam - 2

Những hình ảnh ngộ nghĩnh trong clip

Bên cạnh đó, bạn Thuy Huynh cũng góp ý cho nhóm sinh viên nên thận trọng hơn trong việc đề nguồn tham khảo: "Clip rất hay, có thể dùng được cho việc dạy nhưng các bạn lấy thông tin này từ nguồn nào vậy? Các bạn nên trích nguồn tham khảo để đảm bảo tính chính xác. Về mặt chuyên môn, giáo viên chỉ chấm điểm dựa trên phần đồ họa, chứ không thể chấm điểm dựa trên nội dung bạn truyền tải. Lịch sử cũng không thể sáng tạo nên các bạn vui lòng chèn tài liệu tham khảo nhé!"

Tuy nhiên, khi xem xong clip này, đã có một số bạn lên tiếng, đồ án tốt nghiệp của nhóm sinh viên Đại học Công nghệ Sài Gòn "đạo ý tưởng" của anh chàng Kenichi Tanaka (Nhật Bản) trong clip "Nhật Bản - Một đất nước kỳ lạ", được đăng tải trên Youtube từ năm 2010. Đây cũng là đồ án tốt nghiệp của Kenichi Tanaka, sử dụng hoạt hình để miêu tả về cuộc sống, văn hóa, con người Nhật Bản.

Cư dân mạng thích thú với clip lịch sử Việt Nam - 3

Cư dân mạng thích thú với clip lịch sử Việt Nam - 4

Clip của anh chàng Kenichi Tanaka cũng nói đến lịch sử đau thương của đất nước Nhật Bản khi phải hứng chịu hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Cư dân mạng thích thú với clip lịch sử Việt Nam - 5

Hình ảnh ngộ nghĩnh trong bản clip của Kenichi Tanaka

Tuy nhiên, đa số cư dân mạng đều không quá gay gắt khi phát hiện ra nhóm sinh viên Đại học Công Nghệ Sài Gòn "trùng ý tưởng" với anh chàng Kenichi Tanaka (Nhật Bản). Bạn Hoa Lan chia sẻ: "Đều học chuyên ngành Đồ họa, đều có trí tưởng tượng rất tốt nên chuyện họ gặp nhau ở ý tưởng là điều rất đỗi bình thường. Vì thế, nếu như clip của các bạn trẻ Việt Nam có gần với ý tưởng với anh chàng Kenichi Tanaka thì cũng không có gì lạ. Miễn sao, sàn phẩm đó có ảnh hưởng tới cộng đồng Việt và giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử nước mình".

Clip Nhật Bản - một đất nước kỳ lạ

Còn bạn Hung Nguyen cũng đồng quan điểm: "Mượn ý tưởng đâu có gì là xấu? Điều quan trọng nhất là các bạn ấy đã biết sáng tạo, triển khai ý tưởng đó thành một sản phẩm hữu ích cho cộng đồng. Các bạn sinh viên Đại học Công nghệ Sài Gòn đã giúp các bạn trẻ hiểu nhanh và rõ hơn về lịch sử đất nước trong chỉ vòng 10 phút ngắn ngủi. Như vậy là một điều rất đáng khen đấy chứ?".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Chiều ([Tên nguồn])
Giới trẻ 9X Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN