Con dâu không cười nổi trong đám cưới vì một hành động của bố mẹ chồng
Cách hành xử của họ khiến cô dâu bất bình, suốt quá trình diễn ra lễ cưới, trên mặt cô không có nổi một nụ cười.
Theo Sohu, đám cưới của một cặp đôi trẻ ở vùng nông thôn Quý Châu (Trung Quốc) mới đây đã gây xôn xao mạng xã hội. Theo đó, cặp đôi quyết định kết hôn sau một thời gian yêu nhau. Theo phong tục, hai bên gia đình thống nhất tiền sính lễ nhà trai phải trao cho nhà gái là 999 tệ (khoảng 32 triệu đồng). Theo quan niệm, 999 là con số may mắn.
Khoản sính lễ này khiến chú rể khá vui mừng vì khá "vừa tầm" nên đám cưới nhanh chóng được diễn ra.
Đến ngày cưới, cô dâu xuất hiện xinh đẹp, chú rể mặc vest bảnh bao, ngoại hình tương xứng khiến ai nấy đều nghĩ về một tương lai hạnh phúc của đôi trẻ. Tuy nhiên, một việc không như ý đã xảy ra.
Theo phong tục địa phương, khi cô dâu bước xuống xe hoa, gia đình nhà trai phải trao tiền sính lễ. Tuy nhiên, bố mẹ chú rể không đưa số tiền sính lễ 999 tệ như đã thống nhất, thái độ cũng thờ ơ, như chưa từng có sự thương lượng.
Dù sau đó quan khách có mặt cũng đã nhắc nhở nhưng bố mẹ chú rể vẫn làm như không có chuyện gì xảy ra, đồng thời yêu cầu tiếp tục lễ cưới.
Cô dâu buồn vì nhà trai không trao tiền xuống xe hoa. Ảnh Sohu
Cách hành xử của họ khiến cô dâu bất bình, tỏ thái độ trước mặt quan khách, đám cưới trở nên hỗn loạn. Nhiều người phê phán cô dâu, cho rằng cô quá quan trọng đồng tiền. Có người lại động viên cô nên nín nhịn, để xong mọi việc rồi tính tiếp.
Vì "ván đã đóng thuyền" nên cô đành nghe lời khuyên, chấp nhận đám cưới. Tuy nhiên, suốt quá trình diễn ra lễ cưới, trên mặt cô dâu không có nổi một nụ cười.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Đa số cho rằng gia đình chú rể như vậy là không làm đúng tập tục cưới hỏi, cũng không tôn trọng thỏa thuận trước đám cưới. Vì vậy không thể cho rằng cô dâu quá đáng, coi trọng chuyện tiền bạc. Cô có hành xử như vậy cũng không hề sai.
Số ít khuyên cô dâu nên vì tình yêu mà bỏ qua tất cả. Quan trọng nhất vẫn là tình cảm đôi bên dành cho nhau.
Nguồn gốc chuyện sính lễ ở Trung Quốc
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, giá cô dâu hay sính lễ mang ý nghĩa điều chỉnh quan hệ hôn nhân. Ngày nay, nó còn như một cách báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu và hỗ trợ tài chính cho cặp vợ chồng mới.
Ảnh minh hoạ
Vế nào trong hai yếu tố này quan trọng hơn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền. Ở nông thôn phía bắc Trung Quốc, như Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc tỉnh An Huy, cha mẹ cô dâu thường không giữ tiền vì sợ bị mang tiếng là bán con. Toàn bộ sính lễ nhà trai đưa sang được chuyển cho cô dâu sử dụng trong cuộc sống hôn nhân sau này.
Các vùng ở thượng lưu sông Dương Tử, bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc và Trùng Khánh, cũng theo thông lệ này. Sính lễ thường được chuyển cho cô dâu và nhà gái có thể cho con thêm hồi môn, thường tương đương với sính lễ nhà trai.
Ở phía nam, bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Giang Tây và Phúc Kiến, sính lễ thường được cha mẹ cô dâu giữ như một hình thức công nhận công lao nuôi dạy. Giá cô dâu thường được gọi là "tiền nuôi con". Các bậc cha mẹ sẽ chuyển cho con gái khoảng một nửa sính lễ để làm hồi môn, phần còn lại để trang trải cho đám cưới hoặc để dành làm sính lễ khi con trai họ kết hôn.
Nhưng nhiều người thắc mắc vì sao ở những vùng có tập quán trao lại sính lễ cho cô dâu mà số tiền thách cưới vẫn cao ngất ngưởng? Câu trả lời là do quan niệm "cuối cùng tiền cũng về tay cặp vợ chồng mới nên cha mẹ cô dâu không bị buộc tội bán con". Một lý do khác là lĩnh vực hôn nhân tương đối khép kín và kỳ vọng kết hôn với người địa phương làm tăng sự cạnh tranh và đẩy giá lên cao.
Nghiên cứu của Li Yongping, giáo sư xã hội học tại Đại học Nam Khai cho thấy, giá cô dâu thực sự có xu hướng cao nhất ở vùng nông thôn Hà Nam, phía bắc An Huy, đặc biệt là ở bình nguyên Hoa Bắc. Các gia đình tại những khu vực này thường tốn ít nhất 10.000 tệ sính lễ cho mỗi con trai, chưa bao gồm nhẫn cưới, đồ trang sức hoặc chi phí tổ chức đám cưới.
Giá cô dâu ở các tỉnh phía nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến thấp hơn, nhất là ở các khu vực có kinh tế phát triển. Giá thấp nhất ở phía tây nam và thường không có mức chung. Thực tế là có một số gia đình nhà gái đòi sính lễ cao nhưng nhà trai từ chối. "Đừng kết hôn với nhà đó", trở thành điệp khúc phổ biến nếu nhà gái đòi sính lễ cao.
Tóm lại, vấn đề giá cô dâu phức tạp hơn so với thoạt nhìn. Để loại bỏ nó hoặc cải thiện, điều quan trọng là phải nhìn xa hơn các tiêu đề "hét giá cô dâu" và những logic cơ bản.
Nguồn: [Link nguồn]
Đừng nên mượn tiền từ bố mẹ chồng hoặc gia đình chồng. Đó là lời khuyên của một người vợ vừa nhận được bài học đắt giá khi vay tiền từ mẹ chồng.