Con ăn trộm tiền lần đầu, bố mẹ xử lý thế nào?

Nhìn thấy con lấy tiền từ trong ví của mình với đôi mắt lấm lét, ông bố thiếu kiên nhẫn giương đôi mắt giận dữ về phía đứa trẻ.

Khi con trộm tiền, nếu bố mẹ không có cách giải quyết khéo léo dễ dẫn đến việc con tái phạm hay có những phản ứng tiêu cực (Ảnh minh họa)

Khi con trộm tiền, nếu bố mẹ không có cách giải quyết khéo léo dễ dẫn đến việc con tái phạm hay có những phản ứng tiêu cực (Ảnh minh họa)

Ở độ tuổi nào con trẻ cũng có nhiều thói quen xấu nếu không rèn luyện và dạy bảo thì chúng sẽ thành tật khó sửa.

Gia đình Khoa vốn khá giả, lấy nhau 5 năm mới có con, vợ chồng cậu cưng chiều con hết mực, lại thêm tính thoải mái nên tiền nong thường rất thoải mái. Khoa thường có thói quen tùy hứng để tiền lung tung ở trong nhà, một phần vì nhà của mình nên cũng chẳng để ý gì nhiều.

Hôm ấy Khoa đi làm về, như mọi ngày, anh để chiếc ví ở trên bàn uống nước và đi tắm. Xong xuôi xuống nhà thì Khoa sững sờ phát hiện cậu con trai 8 tuổi của mình đang lục ví của bố để lấy tiền trong bộ dạng lấm lét.

Quá tức giận, Khoa liền quát to khiến cậu bé giật mình, chiếc ví rơi xuống đất, cậu bé chạy biến ra cửa không hề xin lỗi bố 1 câu.

Mọi chuyện Khoa cho qua cho đến khi Linh – vợ Khoa đi làm về kể rằng, thời gian gần đây, cô có cảm giác bị mất tiền, nhiều lần đi chợ về, Linh bị mất 100.000 đến 500.000 đồng.

Chăm chú nghe lời vợ, Khoa chột dạ, hóa ra do mình quá thoải mái nên con mình sinh hư, kể chuyện với vợ, hai vợ chồng nhìn nhau thở dài. Đánh mắng bé thì không được bởi đánh trẻ sẽ phản tác dụng dạy dỗ, hai vợ chồng chán nản nhìn nhau tìm cách giải quyết.

Là con đầu lòng, Khoa và Linh phải làm thế nào cho đúng đây?

Khi trẻ bước vào tuổi dần lớn, tâm ý muốn trở thành người lớn, được thừa nhận, được tôn trọng, muốn khẳng định mình, muốn được tự do làm những gì mình thích rất mạnh.

Chúng muốn được có thứ sở hữu, muốn được đi chơi, và xuất hiện những câu chuyện nói dối. Thậm chí có những đứa trẻ lấy trộm tiền của cha mẹ cho bạn bè để được chơi cùng nhóm và để được bạn bè "nể trọng".

Trẻ nói dối xuất phát từ sự sợ hãi, sợ sai, sợ bị phạt hay nặng hơn là bị đánh mắng. Bởi vậy, các bậc làm cha mẹ nên tránh cho con không mang nặng tâm lý ấy.

Trước hết, đừng vội mắng con mà hãy cho con có cơ hội được giải thích.

Bạn có thể bắt đầu thể hiện thái độ không vui ra mặt và nói chuyện một cách nghiêm túc với con: "Thực ra, mẹ đã biết thủ phạm nhặt được tiền của mẹ mà không trả lại rồi, mẹ rất buồn khi mẹ đã cho "người ấy" cơ hội để "đầu thú", nói thật nhưng người ấy vẫn cố tình lừa dối mẹ. Con có ý kiến gì muốn nói với mẹ không?".

Lúc ấy, trẻ sẽ biết hành động lấy tiền không qua mắt nổi bố mẹ, chúng hoàn toàn biết chuyện ấy là sai trái.

Nếu biện pháp trên không "ăn thua", các bậc phụ huynh thay vì trách mắng làm ầm ĩ hoặc làm bẽn mặt con ở nơi có người ngoài thì nên đưa bé vào chỗ riêng để phân tích cho trẻ hiểu rằng đây là hành động xấu, không tốt và rất xấu hổ nếu để mọi người biết.

Chúng ta cũng nên nhấn mạnh tính nguy hiểm của việc lấy đồ của người khác, hậu quả của chúng thật khó lường đồng thời nhấn mạnh rằng ba mẹ không mong muốn điều ấy sẽ xảy ra nữa và tin rằng con sẽ làm được.

Sau đó nên khen, động viên trẻ khi chúng thực hiện được những yêu cầu của mình.

Con trẻ như tờ giấy trắng, chúng tốt hay xấu là do người vẽ nên!

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ bỉm sữa chia sẻ cách làm ”chuyện ấy” khi trẻ ở nhà

Khi có con cái, nhiều cặp vợ chồng thấy khó khăn trong việc tìm thời gian dành cho “chuyện ấy”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Anh ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN