Có Tết mới biết mẹ khổ thế nào!

Giỗ chạp Tết nhất đoàn viên, không khí vui mừng ấy cũng là sự vất vả của mẹ trong bếp.

Chưa có một thống kê nào trên thế giới để tổng kết số lượng công việc mà một người phụ nữ phải làm trong cuộc đời, ví dụ như họ phải mất bao nhiêu thời gian để giặt giũ, nấu nướng, trông con, đợi cửa chồng… hay phải khóc hết bao nhiêu lít nước mắt, đổ bao nhiêu lít mồ hôi trong cuộc đời nội trợ của mình.

Quanh năm nội trợ, Tết cũng không ngoại lệ

Mới đây, trong quyển sách “Tình nhân không bao giờ đòi cưới” của nhà văn Trang Hạ, có một chi tiết khá thú vị, đó là một bà vợ sẽ phải đứng nấu 21.900 bữa ăn trong cuộc đời làm vợ của mình. Có lẽ trên thế giới, chỉ có phụ nữ châu Á mà tiêu biểu là Việt Nam, mới cảm nhận rõ nỗi niềm lo toan của nhữgn người vợ trẻ, những mẹ chồng, mẹ vợ, bà nội, bà ngoại. Dù trẻ hay già, sung sướng hay vất vả, người phụ nữ vẫn phải đứng và nấu cơm trong bếp. Cũng từ căn bếp ấy, có biết bao nhiêu nỗi niềm đằng sau mỗi bữa vui sum họp.

Giỗ chạp Tết nhất đoàn viên, không khí vui mừng ấy cũng là sự vất vả của các mẹ trong bếp. Bữa ngon trên mâm cũng là giọt mồ hôi trên mái tóc người phụ nữ. Có người vén khéo thì chồng con chẳng biết, nên chẳng bận tâm. Còn người vụng tay chân một chút thôi, có khi ầm nhà cửa, có khi mất niềm vui năm mới, có khi ăn mà chẳng còn thấy ngon! Vất vả công việc nhà cửa bếp núc trên đôi chân mỏi dừ, làm sao còn thấy ngon lành vui sướng?”

Lại có chị than rằng: “Chồng em nói, mẹ anh bao nhiêu cái Tết thế này mà có kêu ca gì đâu. Sao em mới một cái Tết nhà mình mà đã kêu ca vất vả ầm lên thế?”. Mới biết bao nhiêu năm qua, người phụ nữ Việt Nam đã vất vả rất nhiều để duy trì những hương vị Tết ấm áp trong mỗi tổ ấm gia đình. Duy trì cả nỗi niềm thương nhớ gia đình, cảm giác sum vầy, và nỗi đau đáu quay về mỗi cuối năm trong tâm hồn mỗi người. Khi Tết về nghĩa là phụ nữ sẽ có một danh sách các công việc lo toan vất vả mà mẹ, bà ngày xưa đã trải qua.

Nào là dọn dẹp nhà cửa khang trang, mát mẻ đón xuân; lựa chọn những món ăn tươi ngon, chế biến, lưu trữ sao cho đáp ứng nhu cầu ăn uống thoải mái của gia đình mà mọi người hay nói đùa “3 ngày Tết ăn được cả năm”; chăn màn - gối nệm, quần áo thơm tho, sạch sẽ, tinh tươm... tất cả đâu vào đấy để đón một năm mới no ấm, nhiều may mắn.

Xem video clip mẹ ăn Tết, Tết “ăn” mẹ

Cũng bởi vì có Tết, ta nhận ra mẹ vất vả suốt bao nhiêu năm. Bởi đã có gia đình nhỏ, ta trân trọng cuộc sống đầm ấm ngọt ngào và mỗi dịp sum vầy. Và bởi có những ngày bận rộn cuối năm, mỗi người Mẹ lại hy vọng, năm mới mang đến những món quà ngọt ngào bù đắp cho những vất vả lo toan dọc năm cũ.

Có Tết mới biết mẹ khổ thế nào! - 1

Cái Tết trọn vẹn, đích thực cho cả gia đình là cái Tết mà tất cả thành viên, đăc biệt là Mẹ có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn

Cái Tết trọn vẹn, đích thực cho cả gia đình là cái Tết mà tất cả thành viên đều có cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng và làm mới tâm hồn trước một hành trình mới. Hơn ai hết, người trẻ hoàn toàn có thể thay Mẹ đảm đương truyền thống Tết bằng chính thế mạnh của mình. Đó là kiến thức, là sự nắm bắt những công nghệ hiện đại để lựa chọn các sản phẩm gia dụng phổ biến như: tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa. Máy móc không thể thay thế con người nhưng đó là một thông điệp yêu thương không kém phần sâu sắc, thể hiện thấu hiểu, quan tâm của con cái đối với Mẹ. Năm nay, hãy để Samsung cùng bạn giúp Mẹ thảnh thơi đón Tết thật đơn giản mà hiệu quả. Vì Tết chỉ đúng nghĩa sum vầy khi Mẹ thật sự thảnh thơi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN