Cô sinh viên gốc Việt 18 tuổi, được vinh danh Nhà thơ trẻ quốc gia 2021 tại Mỹ
Alexandra Huỳnh, sinh viên năm nhất trường ĐH Stanford đã được Tổ chức phát triển và nghệ thuật văn học Urban Word có trụ sở tại New York, và Trung tâm Trung tâm Kennedy, vinh danh là Nhà thơ trẻ của năm 2021. Cô được chọn trong số bốn thí sinh vào chung kết khu vực.
Alexandra Huỳnh cũng thu hút bởi khuôn mặt xinh xắn.
Alexandra Huỳnh là người thứ 2 được nhận giải thưởng này sau Armanda Gorman, một nữ nhà thơ da màu đã nổi tiếng toàn cầu khi có bài thơ được đọc trong lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden. Việc cô gái 18 tuổi được vinh danh khiến cộng đồng gốc Việt tại Mỹ vô cùng tự hào.
Làm thơ để thúc đẩy công bằng xã hội
Cô sinh viên trường ĐH Stanford sẽ đóng vai trò là đại sứ văn hóa tại Mỹ, giúp truyền bá và vận động cho đời sống thơ ở Mỹ. Cô gái này cũng sẽ đại diện cho chương trình tại nhiều buổi biểu diễn và các hoạt động công dân đến hết tháng 5 năm 2022.
Alexandra Huỳnh sinh ra và lớn lên ở khu Sacramento, California, tự nhận là người hướng nội và bắt đầu tập viết lời bài hát khi mới 7 tuổi. Khi học vào trung học tại trường Mira Loma, cô bạn bắt đầu làm thơ.
Sinh ra lớn lên tại Mỹ nhưng cô gái thừa nhận: “Tiếng Việt là cốt lỗi trong bản sắc nghệ thuật của tôi. Bản thân tiếng Việt là một ngôn ngữ rất thơ. Trong văn hóa Việt Nam, thơ ca được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Chúng là tài liệu tham khảo về văn hóa đại chúng. Đối với tôi, có thơ trong cuộc đời tôi không bao giờ cảm thấy như tôi đang đi ngược lại với hạt sạn”, cô nói. Người có ảnh hưởng sâu đậm về mặt ngôn ngữ và tiếng Việt đến Alexandra chính là ông ngoại mình.
Như nhiều gia đình gốc Việt khác tại Mỹ, đại gia đình của Alexandra cũng kiếm sống bằng nghề làm móng tay. Những quan sát về cuộc sống xung quanh, của gia đình mình cứ thế đi vào thơ của cô, là hình ảnh nhọc nhằn của những người nhập cư trong xã hội Mỹ.
Alexandra trong lễ tốt nghiệp THPT trại trường Mira Loma.
Trên đài NBC, cô bạn kể: “Làm thơ là một cách để tôi đúc kết lại tất cả những kinh nghiệm từ thời thơ ấu và hiểu ra những thứ sai trái mà truyền thông quá khích hóa trong nhìn nhận phụ nữ Mỹ gốc Á”. Trong một đoạn trích từ một trong những bài thơ có tựa đề "Tiệm làm móng", Alexandra ghi lại cảm xúc dù chưa từng phải làm nhưng đã cảm nhận được dấu vân tay của các cô ruột mình ngày ngày mòn đi trong axeton, để đổi lấy đôi bàn tay tinh khôi cho những người khách.
Cô bạn coi thơ là công cụ để biểu đạt bản thân, tinh thần công dân tích cực, biến đổi khí hậu và công bằng xã hội. Phần lớn thơ của Alexandea tập trung vào những đau thương và bi kịch mà người dân Mỹ và Việt Nam phải đối mặt, bao gồm cháy rừng ở California và lũ lụt miền Trung Việt Nam, cũng như thân phận của cô là một người Mỹ gốc Việt.
“Rất nhiều lần cảm giác rằng trở thành một người Mỹ gốc Việt là phải sống trong một sự thật trái ngược nhau. Tôi chỉ muốn cân bằng hai bản sắc và chúng có thể tồn tại song song”, cô giải thích. Alexsandra Huỳnh hi vọng giải thưởng sẽ tạo cho mình sự thay đổi và truyền cảm hứng để mọi người dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, đối diện với thử thách và để những người nhập cư khác sử dụng nhiều hơn tiếng mẹ đẻ.
Yêu thi ca, học kỹ sư
Cứ tưởng với thiên hướng văn học, Alexandra sẽ theo đuổi ngành văn chương nhưng rốt cuộc lại ghi danh vào chương trình kỹ sư của ĐH Stanford. Cô bạn chia sẻ, mình muốn học ngành kỹ thuật là để khám phá những thách thức mà một đứa con gái rất khó làm được.
Alexandra là sinh viên năm thứ nhất, trường ĐH Stanford nhưng không theo đuổi ngành văn chương.
Khi còn đi học, Alexandra rất ngại ngùng khi phải bày tỏ chính kiến: "Tôi luôn có quan điểm về mọi thứ nhưng lại thiếu dũng cảm để chia sẻ chúng với bạn bè. Và đến một lúc nào đó, tôi nghĩ rằng mình như sắp bùng nổ, tôi chuyển sang sáng tác để nói lên cảm xúc của mình”.
"Bạn có thể nói với ai đó rằng có điều gì đó không ổn nhưng trừ khi bạn có thể đưa họ qua quá trình suy nghĩ và cảm nhận khi những điều bất công này xảy ra, thì khó có thể khiến nó gắn bó với họ", Huỳnh nói.
Alexandra Huỳnh yêu thích hai nhà văn gốc Việt là Ocean Vương và Diana Khôi Nguyên và hi vọng một ngày nào đó tác phẩm của mình cũng được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, cảm hứng từ bài thơ của Amanda Gorman tại lễ nhậm chức của Tổng thống Biden đã cho cô gái một cái nhìn lạc quan về đời sống của thơ: “Sự kiện đó đã thay đổi hoàn toàn những gì tôi nghĩ về thi ca.Cô ấy đã cho tôi thấy rằng thơ có thể được đón chào như một buổi biểu diễn tại Super Bowl và đánh thức trái tim của mọi người”.
Alexandra mong muốn những tác phẩm của mình sẽ được dịch sang tiếng Việt.
Những lúc “xa rời” thơ văn, cô sinh viên ĐH Stanford rất thích làm bánh và tham gia thiện nguyện. Alexandra và chị song sinh của mình là Brianna đang là thành viên của The Farmlink Project, một tổ chức bất vụ lợi cung cấp thực phẩm cho người nghèo từ các nông trại. Công việc thiện nguyện cũng giúp cô sinh viên này hiểu thêm về đời sống của người nhập cư và lên tiếng về những bất bình đẳng, bằng sáng tạo thơ ca.
"Hãy nhớ rằng lên tiếng là một dạng cơ bắp, càng luyện tập nó càng dễ dàng đạt được. Nhưng dù giọng nói của bạn có to hay không, giọng nói của bạn có run hay không, thì lời nói của bạn vẫn quan trọng bởi vì chúng là duy nhất đối với bạn và bạn có thể kể câu chuyện của mình theo cách mà không ai khác có thể làm được", Alexandra nói.
Là một Youtuber gốc Việt, một trong những beauty blogger đầu tiên trên thế giới, có thu nhập "khủng" và hợp tác với...
Nguồn: [Link nguồn]