Cô gái Việt sống ở Nhật làm đồ trang trí từ bắp ngô được dân mạng 'tấm tắc' khen

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Vỏ, cùi, râu của bắp ngô ngọt đều được chị Hứa Đặng Thanh Trúc "hô biến" thành những sản phẩm trang trí đẹp mắt và tinh tế. Sau khi chia sẻ lên hội nhóm trên mạng xã hội, nhiều người khen chị Trúc khéo tay.

Hứa Đặng Thanh Trúc (sinh năm 1988, quê ở TPHCM) hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Ngoài công việc chính, chị Trúc cũng dành thời gian cho sở thích làm đồ thủ công, handmade, trang trí nhà cửa...

Chị Trúc có ý tưởng làm các sản phẩm trang trí từ bắp ngô ngọt khi vô tình nhìn thấy mô hình búp bê xinh xắn cũng được làm từ vỏ bắp trên mạng.

"Mình có ý tưởng làm từ mùa thu năm ngoái nhưng phải chờ đến khi bắp vào mùa mới mua được loại tươi còn nguyên vỏ. Vậy nên phải lùi sang hè năm nay mới có thể bắt tay vào thực hiện. Trước đó, mình cũng rất thích một số mẫu đèn ngủ bằng giấy có hình dạng bông hoa trông bắt mắt nên đã tìm tòi và sáng tạo mẫu đèn trang trí làm từ vỏ bắp", cô gái 8x chia sẻ.

Đèn trang trí được làm từ vỏ bắp ngô.

Đèn trang trí được làm từ vỏ bắp ngô.

Thành phần nguyên liệu làm nên những món đồ trang trí chủ yếu là từ vỏ bắp khô. Đầu tiên, phơi vỏ bắp dưới nắng gắt trong vài ngày, bảo đảm rằng vỏ phải thật khô trước khi sử dụng, tránh hiện tượng ẩm mốc.

Thành phần nguyên liệu làm nên những món đồ trang trí chủ yếu là từ vỏ bắp khô. Đầu tiên, phơi vỏ bắp dưới nắng gắt trong vài ngày, bảo đảm rằng vỏ phải thật khô trước khi sử dụng, tránh hiện tượng ẩm mốc.

Để làm nên chiếc đèn hoa, vỏ bắp ngô sau khi phơi khô sẽ được là (ủi) thẳng, cắt tạo hình cánh hoa, dán kẽm vào giữa để có thể uốn cong, sau đó cố định tất cả các cánh vào chân đèn để tạo thành một bông hoa.

Để làm nên chiếc đèn hoa, vỏ bắp ngô sau khi phơi khô sẽ được là (ủi) thẳng, cắt tạo hình cánh hoa, dán kẽm vào giữa để có thể uốn cong, sau đó cố định tất cả các cánh vào chân đèn để tạo thành một bông hoa.

Theo chị Trúc, công đoạn cần sự tỉ mỉ nhất là dùng tay căng vỏ bắp ngô trước khi ủi thẳng. Vỏ bắp khi khô rất cứng và dễ bị rách nếu căng quá mạnh tay. Ngược lại căng chưa đủ giãn thì vỏ sẽ bị dày, khó tạo hình, dẫn đến đèn không đủ sáng.

Theo chị Trúc, công đoạn cần sự tỉ mỉ nhất là dùng tay căng vỏ bắp ngô trước khi ủi thẳng. Vỏ bắp khi khô rất cứng và dễ bị rách nếu căng quá mạnh tay. Ngược lại căng chưa đủ giãn thì vỏ sẽ bị dày, khó tạo hình, dẫn đến đèn không đủ sáng.

Thanh Trúc dùng những phần vỏ bắp non hơn để làm vòng macrame.

Thanh Trúc dùng những phần vỏ bắp non hơn để làm vòng macrame.

Ngoài thời gian chờ vỏ bắp khô từ khoảng 2 đến 3 ngày, Trúc mất khoảng một tuần để làm đèn và những món đồ trang trí khác. Vì có sở thích với những bộ môn thủ công nên các nguyên liệu như dây kẽm cho đến các loại keo đều được chị mua trong các cửa hàng đồng giá từ trước và để sẵn ở nhà.

Ngoài thời gian chờ vỏ bắp khô từ khoảng 2 đến 3 ngày, Trúc mất khoảng một tuần để làm đèn và những món đồ trang trí khác. Vì có sở thích với những bộ môn thủ công nên các nguyên liệu như dây kẽm cho đến các loại keo đều được chị mua trong các cửa hàng đồng giá từ trước và để sẵn ở nhà.

Không chỉ làm nên những món đồ trang trí đẹp mắt cho gia đình, chị Trúc còn làm thêm các loại đồ uống, món ăn bổ dưỡng từ ngô.

Phơi khô râu ngô khoảng 2 đến 3 ngày nắng, trở mặt thường xuyên để râu được khô đều.

Phơi khô râu ngô khoảng 2 đến 3 ngày nắng, trở mặt thường xuyên để râu được khô đều.

Món salad ngô mát lạnh chị Trúc làm cho gia đình thưởng thức.

Món salad ngô mát lạnh chị Trúc làm cho gia đình thưởng thức.

Món súp ngô được tận dụng nước bơ sữa để chế biến.

Món súp ngô được tận dụng nước bơ sữa để chế biến.

"Ta nói tận dụng trái bắp từ da tới xương làm đủ món ăn chơi. Dễ sợ thật! Tại hạ bái phục!"; "Trái bắp này không còn “đường lui” luôn mà, vì đã được chị đẹp tận dụng triệt để"; "Thật là cưng và sáng tạo"... là những bình luận thú vị của cư dân mạng dưới bài chia sẻ của chị Thanh Trúc.

Cô gái Việt sống ở Nhật làm đồ trang trí từ bắp ngô được dân mạng 'tấm tắc' khen - 10

Chị Trúc thường xuyên chăm sóc và trang trí không gian sống của gia đình.

Chị Trúc thường xuyên chăm sóc và trang trí không gian sống của gia đình.

Chị Trúc sống ở Nhật đã được gần 5 năm. Vì chồng chị là người Nhật nên các bữa cơm gia đình chủ yếu là món Nhật, thi thoảng sẽ chế biến món ăn mang đậm gia vị Việt như gỏi cuốn hoặc bánh xèo.

Nhận được sự quan tâm của nhiều người, Thanh Trúc chia sẻ: "Mình có niềm đam mê trang trí và sắp xếp nhà cửa. Tận dụng những thứ có sẵn để làm nên những món đồ hữu ích không những tiết kiệm chi phí, mà việc nhìn ngắm chúng mỗi ngày còn giúp bản thân mình nhận ra phải biết yêu quý và trân trọng những gì mình đang có. Hạnh phúc ở ngay hiện tại chứ không phải đâu xa".

Cô gái Việt đầu tiên theo đuổi nghệ thuật gấp giấy Kami chuyên nghiệp

Sau thời gian làm việc ở văn phòng, Trần Thị Thanh Thương (sống tại TP. HCM) đã quyết định từ bỏ công việc này để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Nhi ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN