Cô gái từng để bảo mẫu bón cơm dù đã 16 tuổi, mỗi ngày tiêu hơn 170 triệu hiện ra sao?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Lưu Tư Kỳ từng gây xôn xao cộng đồng mạng khi để bảo mẫu bón cơm, cắt móng chân dù đã 16 tuổi, mỗi ngày tiêu tới hơn 170 triệu đồng.

Cô gái trẻ gây xôn xao cộng đồng mạng vì cần người bón cơm dù đã 16 tuổi.

Cô gái trẻ gây xôn xao cộng đồng mạng vì cần người bón cơm dù đã 16 tuổi.

Cuộc sống sung sướng từ khi còn nhỏ

Theo trang QQ, Lưu Tư Kỳ (người Trung Quốc) sinh năm 2001 trong một gia đình có điều kiện. Do bố mẹ bận rộn làm ăn nên nhiều khi không thể đồng hành cùng con trong những năm tháng trưởng thành. Dù vậy, họ chưa từng để con gái phải thiếu thốn về mặt vật chất.

Bố mẹ Lưu Tư Kỳ thuê bảo mẫu chăm sóc cô từng ly từng tý và cho cô tiền tiêu vặt không giới hạn. Sống trong nhung lụa từ nhỏ với sự nuông chiều quá mức của bố mẹ, Lưu Tư Kỳ trở thành một “em bé khổng lồ”, tiêu tiền không biết tiếc, thích gì mua nấy, từ quần áo, túi xách hàng hiệu đến xe sang.

Cô gái thậm chí thuê cả vệ sĩ riêng bảo vệ mình đi mua sắm. Một ngày, cô tiêu tới 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng). Chưa kể, để cắt được mái tóc đẹp, Lưu Tư Kỳ bắt tài xế chở đi gần 500km. Ngay cả khi đã 16 tuổi, cô vẫn để bảo mẫu bón cơm và cắt móng chân cho mình.

Dần dần, bố mẹ của Lưu Tư Kỳ nhận ra tình trạng bất thường của con gái và bắt đầu cảm thấy lo lắng. Mặc dù họ đã làm việc chăm chỉ cả đời để con được sống sung sướng, không phải lo cái ăn cái mặc nhưng nếu một ngày họ không còn trên đời thì không biết cuộc sống của Lưu Tử Kỳ sẽ ra sao.

Sau khi đắn đo suy nghĩ, cả hai quyết định cho con gái tham gia một chương trình tạp kỹ có tên “Biến đổi”. Ban đầu, Lưu Tư Kỳ không đồng ý và tỏ ra khó chịu nhưng sau đó đã chấp nhận khi mẹ liên tục nài nỉ.

Thay đổi sau 1 tháng trải nghiệm

Tham gia chương trình, cô gái trẻ được trải nghiệm cuộc sống tại vùng nông thôn Quý Châu trong 1 tháng. Tại đây, cô phải nộp lại hết ví tiền, mỹ phẩm, những đồ dùng xa xỉ... Cô cũng không sự trợ giúp của bất cứ ai, phải tự lao động để kiếm tiền.

Cuộc sống thiếu thốn, nghèo khó, giao thông bất tiện ở đây là điều mà Lưu Tư Kỳ chưa từng nghĩ đến. Cô ngạc nhiên khi vẫn có nơi nghèo đến mức có gia đình phải đau đầu về chuyện học phí cho con, không có tiền mua thịt ăn, không có điện thoại di động để liên lạc.

Đặc biệt, khi đi làm tại công trường xây dựng, mặc dù công việc nặng nhọc và vất vả nhưng Lưu Tư Kỳ chỉ kiếm được 50 NDT (hơn 170.000 đồng/ngày). Thời gian đầu, cô vô cùng hoang mang và hoảng sợ, trở nên mất bình tĩnh rồi ném đồ đạc vào ekip của chương trình.

Do mẹ liên tục nài nỉ nên cô đồng ý tham gia chương trình trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

Do mẹ liên tục nài nỉ nên cô đồng ý tham gia chương trình trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

Có lúc Lưu Tư Kỳ tuyệt thực để được về nhà nhưng nhân viên ghi hình hoàn toàn phớt lờ cô. Cuối cùng, cô gái trẻ đành cầm đũa để gắp món ăn “nông thôn” mà cô từng cho rằng sẽ không bao giờ đụng đến. Bất ngờ thay, cô lại nói rằng đó là bữa ăn ngon nhất mình từng ăn.

Sau một thời gian làm quen với cuộc sống vùng nông thôn, Lưu Tư Kỳ dần hiểu được cuộc sống khó khăn của người dân nơi đây. Tính cách cô nàng cũng dần thay đổi, trở nên hòa hoãn hơn. Cô bắt đầu trân trọng đồng tiền hơn, không còn tiêu xài hoang phí hay bắt người khác đút cơm cho mình.

Bố mẹ Lưu Tư Kỳ vô cùng vui mừng khi con gái đã thay đổi nhận thức, không còn lười biếng, ít vận động mà bắt đầu học tập và rèn luyện bản thân, biết định hướng cho tương lai. Càng chăm chú vào việc học và bản thân, cô nhận ra mình có niềm đam mê với thời trang.

Lưu Tư Kỳ đã bày tỏ nguyện vọng được du học nước ngoài theo ngành thiết kế. Ban đầu, bố mẹ cô không đồng ý vì lo con gái đang tùy hứng nhưng khi thấy cô kiên quyết, họ đã chấp nhận cho cô đi du học Pháp.

Cuộc sống ở nước ngoài khiến Lưu Tư Kỳ càng hiểu rõ chuyện kiếm tiền không dễ dàng và càng hiểu được tình cảm, sự kỳ vọng của bố mẹ đối với mình. Sau khi đi du học về nước, Lưu Tư Kỳ mở được một studio riêng, dồn hết tâm trí vào công việc yêu thích và trở thành nhà thiết kế tiếng tăm.

Cô gái thay đổi hoàn toàn về tính cách, nhận thức sau khi trải nghiệm cuộc sống tại vùng nông thôn nghèo khó.

Cô gái thay đổi hoàn toàn về tính cách, nhận thức sau khi trải nghiệm cuộc sống tại vùng nông thôn nghèo khó.

Từ câu chuyện của Lưu Tư Kỳ, nhiều cha mẹ giật mình nhận ra bài học đắt giá rằng nếu không quan tâm dạy dỗ con đầy đủ mà chỉ chu cấp tiền bạc thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả. Chỉ khi bố mẹ luôn đồng hành, bảo ban thì đứa trẻ mới có thể trưởng thành khỏe mạnh cả về vật chất và tinh thần.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái bỏ ĐH Bắc Kinh, thà vay hơn 3 tỷ đồng đến Harvard học bây giờ như thế nào?

Mặc dù đạt được học bổng ở ngôi trường danh giá hàng đầu Trung Quốc nhưng cô gái này vẫn quyết tâm bỏ để đi theo tiếng gọi của Harvard.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN