Cô gái tức giận vì đồng nghiệp vào sau được thăng chức, gặp sếp hỏi lại nhận cái kết xấu hổ

Vì cảm thấy bất công nên cô đã đến gặp sếp mình hỏi cho ra lẽ, thế nhưng câu trả lời của sếp khiến cô rất xấu hổ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vương Vân là một cô gái xinh đẹp, có thâm niên làm trong công ty gần được 3 năm. Các đồng nghiệp sau cô lần lượt được thăng chức trong khi cô vẫn mãi giậm chân tại chỗ. Vào một ngày nọ, cô đem sự uất ức và bất bình bấy lâu nay tới gặp sếp để hỏi cho ra lẽ.

Cô hỏi sếp mình rằng: “Sếp có thấy tôi đi muộn, về sớm hay vi phạm kỷ luật trong suốt thời gian qua không?”

Sếp chỉ trả lời ngắn ngọn: “Không có”.

Cô nói tiếp: “Chẳng nhẽ công ty có thành kiến với tôi”.

Sếp giật mình đáp lại: “Đương nhiên cũng không phải”.

Cô hỏi: “Vậy tại sao những người đồng nghiệp sau tôi lại được thăng chức, còn tôi thì không?”.

Người sếp này chỉ cười và nói: “Chuyện này nói sau đi, bây giờ tôi có một việc gấp, sao cô không giúp tôi giải quyết trước. Có một khách hàng sắp tới sẽ đến công ty mình để kiểm tra sản phẩm. Cô hãy liên hệ và hỏi họ khi nào đến”.

“Đây thực sự là một nhiệm vụ quan trọng sao?” - trước khi đi ra ngoài, cô không quên buông lời có phần như chưa thỏa mãn.

Một tiếng sau cô trở lại phòng sếp.

- Cô có liên lạc được không?.

-Tôi đã liên lạc được với họ. Họ nói rằng có thể đến vào tuần tới.

- Chính xác là ngày nào trong tuần tới?

-Tôi không hỏi về điều đó.

- Họ có bao nhiêu người?

- Ôi, sếp đâu có nói câu này.

- Họ đi tàu hỏa hay máy bay?

- Cái này…

Sếp không nói gì nữa, gọi Trương Nghị tới. Trương Nghị đến công ty sau Vương Vân một năm, bây giờ đã là trưởng phòng. Trương Nghị cũng nhận nhiệm vụ giống như cô. Sau 1 tiếng, Trương Nghị quay trở lại phòng sếp báo cáo tình hình.

“Sự việc là như thế này. Đoàn khách đáp chuyến bay lúc 3 giờ chiều ngày thứ 6, đến nơi có lẽ là 6 giờ tối. Nhóm họ có 5 người, có cả giám đốc Vương. Tôi đã nói với họ rằng, công ty mình sẽ cử người đón họ ở sân bay. Họ dự định ở thêm 2 ngày. Hành trình cụ thể sẽ được thông báo sau. Để thuận tiện cho công việc, tôi đề nghị  họ đặt ở một khách sạn gần đó. Nếu đồng ý, tôi sẽ đặt phòng trước vào ngày mai.

Ngoài ra, dự báo thời tiết sẽ có mưa vào tuần tới. Tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Khi tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo với sếp".

Vương Vân mặt đỏ bừng khi nghe thấy những lời nói này từ Trương Nghị. Cô xấu hổ không biết nói gì liền rời khỏi phòng làm việc. Tối hôm đó cô nhận được tin nhắn của sếp:

Dù làm ở đâu, hãy nhớ những quy tắc vàng sau đây!

1. Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.

2. Khi đi làm, đừng lo lắng về việc kiếm tiền trước, hãy học cách làm cho mình có giá trị trước.

3. Không có công việc nào kiếm tiền dễ dàng cả.

4. Không có công việc nào suôn sẻ mãi, có chút nóng giận là chuyện bình thường.

5. Không thể kiếm được tiền, có thể kiếm được kiến ​​thức. Không thể kiếm được kiến ​​thức, có thể kiếm được kinh nghiệm. Không kiếm được kinh nghiệm, có thể kiếm được trải nghiệm. Khi kiếm được tất cả những điều này, đương nhiên bạn sẽ kiếm được nhiều tiền.

6. Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiệp.

7. Chỉ có một lý do duy nhất khiến mọi người hoang mang - đó là độ tuổi mà lẽ ra họ phải chiến đấu hết mình, nhưng lại nghĩ quá nhiều và làm quá ít!

Vương Vân chợt hiểu rằng, không ai sinh ra đã giỏi giang, tất cả họ đều bắt đầu làm từ những việc đơn giản và bình thường. Cái mác bạn đặt cho mình hôm nay có thể quyết định ngày mai bạn có được giao phó những nhiệm vụ quan trọng hay không.

Mức độ lo lắng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, bất kỳ công ty nào cũng đều cần những nhân viên chủ động và có trách nhiệm trong công việc. Những nhân viên xuất sắc thường không thụ động chờ người khác sắp xếp công việc mà họ luôn chủ động làm việc, dốc toàn lực để hoàn thành.

Jack Ma từng nói: "Có 10 loại người không thể nhận lương cao và họ không đáng để bồi dưỡng!

1. Người muốn nghỉ cuối tuần.

2. Người muốn làm việc từ 9 sáng tới 5 giờ chiều.

3. Người muốn sống với mức lương cơ bản.

4. Người không có chí tiến thủ.

5. Người không có tư duy chạy đua với thời gian.

6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.

7. Người có nhân phẩm kém.

8. Người không dám chịu trách nhiệm.

9. Người hay trách móc công ty.

10. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.

Nguồn: [Link nguồn]

”Bài học” vỡ lòng cho ”chiếu mới” công sở: Đồng nghiệp đòi nghỉ thường gắn bó với công ty

Top 1 những dấu hiệu nhận biết nhân viên sẽ gắn bó lâu dài với công ty là gì? Đáp án sẽ khiến nhiều “tấm chiếu mới” ngỡ ngàng đấy vì đó là những người thường xuyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - QQ ([Tên nguồn])
Nâng cấp bản thân, không lo mất việc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN