Cô gái trả hết nợ và có thêm tiền khởi nghiệp chỉ bằng phương pháp tiết kiệm đơn giản
Được biết cô gái trong câu chuyện trên đã tiết kiệm bằng phương pháp nhồi nhét tiền (cash stuffing). Bằng cách này, cô đã trả hết nợ và kiếm thêm thu nhập trăm nghìn đô.
Jasmine Taylor, 31 tuổi là một TikToker đến từ Texas, Mỹ, mới đây đã chia sẻ quá trình lên kế hoạch chi tiêu của mình. Khoảng đầu năm 2021, khi Jasmine Taylor bước sang tuổi 30, tình hình tài chính cá nhân rất rối ren.
Jasmine Taylor, 31 tuổi, một TikToker đến từ Texas, Mỹ, mới đây đã chia sẻ quá trình lên kế hoạch chi tiêu của mình.
Lúc đó, cô đang gánh một khoản vay nợ sinh viên khổng lồ 60.000 đô (hơn 1,4 tỷ VNĐ), nợ thẻ tín dụng khoảng 9.000 - 10.000 đô (hơn 200 triệu VNĐ) và nợ y tế 8.000 đô (hơn 180 triệu VNĐ), Taylor rất mệt mỏi bởi không thể quản lý tiền nong. “Tôi tự nhủ, đây là năm cuối cùng tôi sống như thế này”, Jasmine Taylor chia sẻ.
Sau đó cô đã chuyển từ dùng thẻ tín dụng sang xử lý tiền mặt bằng phương pháp “nhồi nhét tiền” (cash stuffing). Cô giải thích phương pháp này một cách đơn giản: “Hãy bắt đầu với một khoản ngân sách. Chia khoản ngân sách đó ra thành nhiều khoản tiền nhỏ rồi nhét vào các bao đựng tiền. Mỗi bao là một khoản chi tiêu cho từng hạng mục. Ví dụ như tạp hoá, hoá đơn điện nước, đồ gia dụng”.
Jasmine Taylor chia các khoản chi tiêu bằng tiền mặt vào những phong bì gán nhãn. Nếu phong bì cho cửa hàng tạp hóa trống rỗng trước khi hết tháng, cô sẽ cố gắng tận dụng số thức ăn còn lại trong tủ lạnh.
Jasmine Taylor chia các khoản chi tiêu bằng tiền mặt vào những phong bì gán nhãn.
Từ lúc áp dụng phương pháp “nhồi nhét tiền”, Taylor thấy cuộc đời như thay đổi. Taylor học được cách xoay sở với số tiền đã lên kế hoạch từ trước. Nó không chỉ giúp cô kỷ luật chi tiêu mà còn mang đến một công việc mới với tư cách là KOL (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) chuyên đăng các video chuẩn bị ngân sách hàng tháng, bỏ tiền vào phong bì và theo dõi chúng.
Chỉ sau một năm áp dụng phương pháp “nhồi nhét tiền”, cô đã trả hết các khoản nợ khổng lồ của mình. Cho tới nay, Taylor tiếp tục sử dụng phương pháp này để lập ngân sách và đồng thời chia sẻ cách cô ấy thực hiện lên mạng xã hội, mục đích để giúp cô có trách nhiệm hơn và theo đuổi phương pháp này một cách lâu dài.
Vào mùa xuân năm 2021, Taylor đã sử dụng số tiền 1.200 đô (hơn 28 triệu VNĐ) để thành lập kênh Youtube Baddies and Budgets, mua tài khoản Shopify, vận chuyển vật liệu để làm ví đựng tiền và máy Cricut để in nhãn dán cho bao đựng tiền. Cô tự làm túi đựng phong bì bằng ngân sách mình.
Năm 2022, công ty thu về khoảng 850.000 USD và sang đến năm nay thì trên đà đạt 1 triệu USD (hơn 23 tỷ đồng). Các dòng sản phẩm của cô ngày càng mở rộng và nhiều người biết đến thương hiệu. Khách hàng mua sản phẩm của cô chỉ vì bao bì rất dễ thương.
Năm 2022, công ty thu về khoảng 850.000 USD và sang đến năm nay thì trên đà đạt 1 triệu USD (hơn 23 tỷ đồng).
Ngay cả khi công việc kinh doanh đang trên đà thu về hơn 1 triệu đô (hơn 23 tỷ VNĐ), Taylor chỉ chi tiêu trong khoảng 1.200 đô (hơn 28 triệu VNĐ) một tuần và tái đầu tư mạnh mẽ vào công việc kinh doanh. Ngoài ra, cô cũng để dành cho các khoản hưu trí và quỹ tiết kiệm dự phòng.
Rachel Cruze, người dẫn chương trình radio chuyên về tài chính cá nhân cũng đồng ý với Taylor. Một số chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu bằng MRI (chụp cộng hưởng từ) và ghi nhận cơn đau trong não khi bạn thanh toán bằng tiền mặt. Khi sử dụng thẻ, bạn có cảm giác như đang sử dụng tiền của người khác và vì thế chi tiêu nhiều hơn từ 12 đến 18%.
Bị hai người thân cận lừa dối, phản bội sau lưng, cô đã rất tức giận, quyết định phải dạy cho “kẻ thứ ba” một bài học dù đó là bạn thân của mình.
Nguồn: [Link nguồn]