Cô gái lên mạng kể tội bạn trai đòi chia đôi cả tiền bao cao su
Tiền bạc đôi khi trở thành vấn đề rất lớn trong mối quan hệ yêu đương giữa 2 người.
Một cô gái đã chia sẻ chuyện tình cảm của mình lên trang Adcard, Đài Loan. Cô nói rằng chuyện tình yêu của cô suôn sẻ lúc ban đầu nhưng càng quen lâu, cô càng nhận ra bạn trai mình là một người rất thích tính toán, đặc biệt tính toán tới mức keo kiệt với số tiền rất nhỏ.
"Tôi có một người bạn trai đã quen hơn 1 năm, anh ấy thường xuyên kiểm soát chặt chẽ tài chính của cả 2, lúc nào cũng đếm đến từng xu. Thông thường anh ấy sẽ là người đứng ra tính toán tất tần tật mọi chi phí khi cả 2 đang quen nhau, từ một cốc nước uống, phí đỗ xe và thậm chí là cả bao cao su anh ta cũng yêu cầu tôi phải trả 1 nửa. Ban đầu tôi không bận tâm vì tôi cũng là người sử dụng những thứ đó và không muốn bản thân mang tiếng lợi dụng người yêu mình".
Chính vì hiểu tính của bạn trai nên khi thấy anh ta mua máy sấy tóc, cô đã đồng ý chia đôi tiền vì thỉnh thoảng cô cũng có ghé qua nhà bạn trai và sử dụng nó khi ở lại. Khi cô đề nghị trả một nửa số tiền máy sấy tóc, anh ta không nói gì và thản nhiên nhận tiền.
Tuy nhiên, một ngày nọ, có vẻ như sự giới hạn chịu đựng đã đạt tới điểm điểm khi chiếc xe máy của bạn trai cô bị hỏng và họ phải thuê một chiếc xe khác để đến nơi ăn trưa. Khi đang ăn, đột nhiên anh ta nói với cô: "Sau này em nhớ trả cho anh 11 TWD nhé (khoảng 8 nghìn đồng)".
Cô ngạc nhiên và hỏi câu nói đó nghĩa là gì thì anh ta nói rằng đó là giá thuê chiếc xe điện là 22 TWD (khoảng 16 nghìn đồng). Cô cảm thấy sốc và ghê tởm khi bạn trai mình là người tính toán đến mức như vậy. Lúc này, cô chỉ muốn chia tay anh ta ngay lập tức.
Sau khi bài đăng được chia sẻ, rất nhiều cư dân mạng cảm thấy sốc trước hành vi của người bạn trai này và nói rằng anh ta đã quá tính toán và keo kiệt. Một số người khuyên cô nên chia tay càng sớm càng tốt và nói rằng đó không phải là một người chồng tốt. Những người khác nói rằng cô nên cho anh ta hẳn 100 TWD (khoảng 76 nghìn đồng) và nói rằng anh ta hãy giữ số tiền dư này như một khoản phí chia tay.
Cha mẹ tôi vốn là nông dân, phải khó khăn lắm ông bà mới lo liệu được tiền cho tôi đi học Cao đẳng sư phạm. Thương...
Nguồn: [Link nguồn]