Cô gái bỏ phố lên rừng “nuôi cá gỗ”… sống đời vạn người mơ

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Quyết định lạ lùng, bỏ phố về quê làm vườn, làm cá gỗ của cô gái nhỏ khiến không ít người thắc mắc.

Những chú cá gỗ truyền tải thông điệp cuộc sống

Chúng tôi biết đến Ngoan khi em giành giải thưởng trong cuộc thi viết về đặc sản quê hương trên mạng xã hội. Ngoan chia sẻ về cuộc sống "thần tiên" của mình trong căn nhà nhỏ em tự thiết kế và xây, khu vườn trong mơ, cùng với những em bé hàng xóm, với chú mèo tên Cam và những chú cá gỗ khiến bao người trầm trồ, ngưỡng mộ. 

Những chú cá gỗ là đam mê Ngoan theo đuổi từ lâu và chính chúng đã khiến cô gái trẻ trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội.

Cô gái đó tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ngoan, từng học ngành thiết kế đồ họa của trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, đã quyết định bỏ công việc thiết kế với thu nhập ổn định ở Thủ đô lên vùng núi Thái Nguyên khởi nghiệp.

Những chú cá gỗ của Ngoan được cắt gọt tỉ mỉ và vẽ bằng tay

Những chú cá gỗ của Ngoan được cắt gọt tỉ mỉ và vẽ bằng tay

Chia sẻ về những khó khăn ban đầu khi bắt tay làm những chú cá gỗ đầu tiên, Ngoan tâm sự: "Mình còn nhớ như in, những chú cá đầu tiên gọt bằng tay, ngồi chà cho mịn, hỏi bạn bè có mua với giá 30 nghìn đồng thì không có ai mua cả. Hơi buồn một chút, nhưng mình không thay đổi quyết định, thuê một mảnh đất nhỏ, rồi bắt đầu xây nhà, cải tạo nhà và dành hết thời gian của mình để sáng tạo cá". 

Xưởng nhỏ của Ngoan, nơi cô sáng tạo ra những chú cá gỗ

Xưởng nhỏ của Ngoan, nơi cô sáng tạo ra những chú cá gỗ

Cách thức bán hàng trên mạng của Ngoan cũng rất đơn giản, không chỉ là những con cá gỗ đơn thuần được cắt gọt, được vẽ tay tỉ mỉ mà những chú cá của Ngoan đều có cả một câu chuyện và thông điệp ý nghĩa. Đó chính là giá trị tinh thần Ngoan muốn truyền tải. 

"Ban đầu nhìn thấy sản phẩm của em ai cũng tò mò vì em toàn bán cá, và giá của nó cao hơn cá thật. Nhưng sau khi em chia sẻ những câu chuyện về niềm đam mê của em, về đàn cá hồi hi sinh cả bản thân vượt thác sinh con, hay đàn cá chép đã lỗ lực cố gắng hết mình để vượt vũ môn hóa rồng, câu chuyện cá chuối đắm đuối vì con.... thì em bắt đầu có những khách hàng đầu tiên", Ngoan cho hay

Cô chia sẻ mọi thứ trên mạng xã hội để mọi người hiểu được công việc mình làm, họ được nhìn ngắm thành quả, từng công đoạn có được thành quả đó. Từ ý tưởng, hoàn thiện, chụp ảnh, viết bài, chăm sóc khách hàng Ngoan đều làm hết bởi cô muốn sản phẩm của mình truyền tải được những điều cô gửi gắm.

Những sản phẩm về cá của Ngoan được nhiều khách hàng yêu thích

Những sản phẩm về cá của Ngoan được nhiều khách hàng yêu thích

Ngoan tâm sự: "Mới đây, một bạn khách đọc được bài viết của mình đã gửi lại cho mình ảnh những chú cá đầu tiên họ vẽ, những nét vẽ nguệch ngoạc, vụng về. Thi thoảng mình hay nhận được câu hỏi: "Sao cùng là cá, cùng là màu là bút đó mà mình vẽ không được như vậy?".

Cô gái bỏ phố lên rừng “nuôi cá gỗ”… sống đời vạn người mơ - 4

Hai năm gắn bó và sáng tạo ra những chú cá gỗ, từ những chiếc móc khóa hình cá từ 30 nghìn, tới 70 nghìn và 200 nghìn đồng, Ngoan có cuộc sống tự do, tự chủ trong ngôi nhà tự tay mình thiết kế, nhiều người mơ ước.

Từng bị chê hâm dở, bỏ phố về quê

Ngoan chọn Thái Nguyên để bắt đầu khởi nghiệp vì vùng đất này có nguồn nguyên liệu thực sự phong phú để cô thỏa sức hiện thực hóa ý tưởng từ gỗ. Ngoan thuê một mảnh đất ở Thái Nguyên gần nhà chị gái rồi bắt tay làm mọi thứ.  

Nhiều người hỏi Ngoan vì sao chọn Thái Nguyên mà không về quê Hà Nam, cô tâm sự: "Bố mẹ mình mất rồi nên với mình đâu cũng là nhà. Mình chọn nơi này một phần là gần chị gái, một phần Thái Nguyên sẽ có nhiều nguyên liệu phong phú để mình làm cá gỗ".

Căn nhà cấp bốn, nơi khởi nghiệp với cá của Ngoan

Căn nhà cấp bốn, nơi khởi nghiệp với cá của Ngoan

Từ khi biết ý tưởng của Ngoan cho đến khi ngôi nhà được hoàn thành, ai biết Ngoan cũng nói cô hâm, dở, bỏ phố để về quê làm việc nặng nhọc, thiếu thốn đủ thứ. Nhưng một người sống đơn giản, thích làm những điều mình thích hơn là chạy theo những cái mọi người thích như Ngoan, đó lại là một động lực to lớn hơn cả.

Việc xây nhà gặp khá nhiều khó khăn vì đất đồi nhiều sỏi đá, khâu xử lý đất nền mất nhiều thời gian. Ban đầu, Ngoan dự định hoàn thiện ngôi nhà trong 2 tháng nhưng rút cuộc, thời gian đó kéo dài đến 5 tháng. Để tiết kiệm chi phí xây dựng, Ngoan làm thợ phụ cho thợ xây, sẵn sàng bê gạch, xúc cát, tự sơn nhà, cửa sổ... Chẳng có một bản vẽ nào đưa ra, tất cả ý tưởng đều được Ngoan truyền tải bằng miệng. 

Với những vết sẹo chi chít trên tay và đôi má rám nắng thì sau 5 tháng, ngôi nhà cấp bốn cũng hoàn thành.

Ngoan xin những cánh cửa cũ bỏ đi, chà hết bụi bẩn, sơn sửa lại tận dụng làm cửa ra vào

Ngoan xin những cánh cửa cũ bỏ đi, chà hết bụi bẩn, sơn sửa lại tận dụng làm cửa ra vào

Ngoan chia sẻ: "Để tiết kiệm chi phí tối đa, mình đi xin lại cánh cửa cũ, cành cây để làm cửa sổ và cửa ra vào, bàn uống nước và vật dụng trang trí".

Khu vườn nhỏ tràn ngập cây cối

Khu vườn nhỏ tràn ngập cây cối

Một ngày của Ngoan ở đây khác xa với Hà Nội. Cô bắt đầu dậy từ 6 giờ sáng, cho gà, vịt, chó, mèo ăn, tưới cây, ăn sáng, ra vườn ngắm nghía rồi bắt tay vào làm cá. Vì ngày trước từng có thời gian làm việc ở xưởng mộc nên cô biết dùng máy móc cơ bản để có thể làm ra được sản phẩm. 

Hằng ngày Ngoan làm việc và chơi với các bạn nhỏ hàng xóm

Hằng ngày Ngoan làm việc và chơi với các bạn nhỏ hàng xóm

Ngoan chia sẻ: "Nghĩ lại thấy mình thật may mắn vì những người bên cạnh tò mò về mình, con bé đang ở Hà Nội sướng tự nhiên lại về quê chân lấm tay bùn. Ở đây hàng xóm giúp đỡ mình rất nhiều, dù mọi người không hiểu mình đang làm gì. Nếu không có họ thì giờ mình vẫn đang phải loay hoay với nhà cửa và không biết tới khi nào mới xong". 

Hiện tại Ngoan ở đây một mình nên ban ngày làm việc ở vườn, tối cô sang ngủ ở nhà chị gái. 

Hoa trái trong vườn nhà Ngoan

Hoa trái trong vườn nhà Ngoan

Ngoan tận dụng lá dong trồng sẵn ở vườn để thay bát đĩa đựng thức ăn

Ngoan tận dụng lá dong trồng sẵn ở vườn để thay bát đĩa đựng thức ăn

Khu vườn của Ngoan nhỏ cũng đủ cung cấp nguồn thực phẩm mỗi ngày. Sống một cuộc sống xanh cùng núi rừng, cây cối và chơi đùa với những em bé hàng xóm, Ngoan thấy có thật nhiều cảm hứng sáng tạo để vẽ cá. 

Tương lai sắp tới, Ngoan sẽ mở một lớp dạy vẽ miễn phí cho trẻ nhỏ nơi đây. Có lẽ đó cũng là một hướng đi mới để cuộc sống thêm thú vị hơn và ý nghĩa hơn. 

“Thanh xuân rực rỡ” với gian bếp trên đỉnh đồi của Tâm An

Một cô gái từ bỏ công việc thiết kể ở phố để lên núi tìm cuộc sống của nhà nông, ngày ngày ra ruộng hái rau, nấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà An ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN