Cô gái 25 tuổi là kỹ sư hàng hải duy nhất trên tàu viễn dương
Fadhiilah Abdul Wahab dành hàng tháng trời lênh đênh trên biển và là người phụ nữ duy nhất trên tàu.
Cô bạn được cha mẹ ủng hộ theo đuổi nghề nghiệp đặc biệt
Fadhiilah làm việc trong phòng máy nóng bức cả ngày, đổ mồ hôi trong bộ đồ kín mít với mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và ủng, sống và làm việc một mình trên tàu. Cô gái trẻ đã quen với điều đó.
Khi còn ở trường, toán học và khoa học là hai bộ môn Fadhiilah học giỏi nhất. Cô là con út trong gia đình với một chị gái và anh trai. Cô bạn kể lần được tiếp cận tập tài liệu về Hải quân đã khơi dậy đam mê của cô với lĩnh vực hàng hải.
Cha mẹ của Fadhiilah rất hào hứng khi biết cô con gái út muốn trở thành một kỹ sư hàng hải. “Khi tôi nói với cha mẹ rằng sẽ theo học ngành kỹ thuật hàng hải, tôi khá lo lắng, nhưng họ hoàn toàn vui vẻ thoải mái khi nghe tôi nói.”
“Tôi thậm chí còn nhắc lại rằng tôi có thể sẽ phải vắng nhà trong 6 tháng và mẹ tôi nói: “Những cơ hội và cuộc phiêu lưu này không có nhiều. Con nên theo đuổi điều đó.”
Fadhiilah đã quen với việc một mình lênh đênh trên biển suốt nhiều tháng
Fadhiilah hiện làm công việc giám sát hoạt động của nhiều loại máy móc trên tàu. “Mỗi người chúng tôi đều chịu trách nhiệm với máy móc thiết bị khác nhau. Tôi phụ trách máy tạo nước ngọt, nước thải, máy lọc, tách nước nhờn và chuyển các hầm chứa nhiên liệu” - cô chia sẻ. Nhưng phạm vi công việc không chỉ giới hạn ở đó. “Nếu có một công việc lớn, như đại tu động cơ chính, thì tất cả mọi người - kỹ sư trưởng, kỹ sư thứ hai, kỹ sư thứ ba, thợ điện và tôi, sẽ cùng làm việc đó”.
Fadhiilah nhỏ bé bên trong thùng rỗng chứa khí đốt của con tàu
Công việc bắt đầu từ 7h30 sáng hàng ngày và kết thúc lúc 5h chiều. “Trong ngày trực của chúng tôi (diễn ra ba ngày/lần), phụ trách toàn bộ buồng máy nên chúng tôi phải biết máy móc, chuông báo, nút bấm ở đâu. Chúng tôi phải làm quen với cách bố trí của toàn bộ phòng máy ”.
Đó cũng là công việc khó khăn, nóng nực bởi phòng máy có nhiệt độ khá cao. Chẳng bao giờ biết đến những bộ quần áo đẹp, Fadhiilah mặc bộ đồ quen thuộc, đội mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và ủng trong suốt ca làm việc của mình.
“Phải rèn luyện sức khỏe và có tính linh hoạt bởi chúng tôi luôn làm việc với nhiều người khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải có khả năng thích ứng với những tình huống khác nhau có thể phát sinh khi ở trên tàu.”
Ngoài ra còn có thêm thách thức về rào cản ngôn ngữ. “Tôi phải học cách truyền đạt những chỉ dẫn của mình sao cho người khác hiểu dễ dàng hơn nhưng vẫn phải mềm mỏng lịch sự, đặc biệt với những người lớn tuổi hơn tôi.”
Fadhiilah cho biết trò chuyện với cha mẹ hàng ngày, thường xuyên giữ liên lạc với gia đình và bạn bè thông qua các ứng dụng mạng xã hội, trừ khi đến khu vực Internet kém.
Cô gái trẻ gia nhập công ty ngay sau kỳ thực tập
Trong 4 năm sự nghiệp của mình, cô gái trẻ đã đi trên 7 con tàu khác nhau đến khắp nơi trên thế giới, từ châu Phi đến Úc, Canada đến Trung Quốc và Nhật Bản đến Tây Ban Nha, mỗi chuyến đi thông thường kéo dài 4 tháng trên tàu, tuy nhiên chuyến đi gần đây nhất của Fadhiilah, lênh đênh trên biển suốt 6 tháng, là chuyến đi dài ngày nhất của cô, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. “Dù phải chấp nhận hoàn cảnh vì đại dịch, tôi vẫn không khỏi chạnh lòng vì mong được về nhà bao lâu nay”. Dự kiến tháng 11, Fadhiilah mới có thể trở về Singapore.
Nguồn: [Link nguồn]
Từng trúng tuyển cùng lúc vào 3 lớp chuyên Hóa, Toán và Văn, rất đam mê môn Toán nhưng lại lựa chọn Hóa học… là những điều thú vị về Nguyễn Lê Thảo Anh, cựu học sinh Trường...