Cô dâu say khướt ngã vào lòng tình cũ trong đám cưới, hành động của chú rể mới "thật bất ngờ"
Tại đám cưới, cô dâu say khướt, ngã vào lòng một vị khách nam, vị khách nam này lại chính là người yêu cũ của cô dâu.
Cô gái có tên Takeda Kanae, 30 tuổi, sống ở tỉnh Saitama, Nhật Bản mới đây đã chia sẻ về trải nghiệm không vui khi tham gia đám cưới của một người bạn khá thân thiết.
Theo chia sẻ của Kanae, đám cưới diễn ra vô cùng suôn sẻ, vui vẻ, thế nhưng biến cố xảy ra vào bữa tiệc cuối ngày. Cô dâu có rất nhiều bạn nam, trong số đó có người đã từng yêu cô ấy từ trước, cộng thêm bạn của chú rể nên tỷ lệ nam giới có mặt tại đám cưới tương đối cao.
Sau đám cưới, cả nhóm còn tiếp tục ăn uống, nhậu nhẹt thêm hai lần, hầu hết mọi người đều say xỉn, thậm chí có người còn la hét mất kiểm soát.
Ảnh minh họa
Vì mọi người đi chơi muộn nên lỡ chuyến xe bus công cộng cuối cùng, rất may là chú rể đã chuẩn bị sẵn và đặt khách sạn gần đó nhưng anh lại đi về trước, bỏ mặc cô dâu một mình vui chơi khiến Kanae khá ngạc nhiên, choáng váng.
Trong lúc đó, cô dâu say khướt, ngã vào lòng một vị khách nam, vị khách nam này lại chính là người yêu cũ của cô dâu.
Cô dâu nên về cùng chú rể và tận hưởng đêm tân hôn thì lại say khướt cùng người yêu cũ, liên tục nói nhỏ: "Phải làm sao bây giờ", cảnh tượng kỳ quái đến mức Kanae không khỏi thốt lên "Đây là đám cưới tệ nhất mình từng tham dự".
Trường hợp nên mời người yêu cũ dự đám cưới
Chia tay nhưng vẫn coi nhau như bạn bè: Có rất nhiều trường hợp hai người đã chia tay nhau, không còn yêu đương và nhớ nhung về nhau nữa. Nhưng họ vẫn qua lại với nhau, xem nhau như những người bạn. Thậm chí còn giúp đỡ nhau trong nhiều vấn đề nữa. Nhưng tình yêu và tình bạn giữa hai người được kẻ 1 dòng kẻ rõ ràng, rạch ròi.
Đối với trường hợp như vậy, bạn nên gửi thiệp mời người yêu cũ dự đám cưới của bạn. Nguyên nhân là giờ đây hai người chỉ là bạn bè thân thiết của nhau thôi, không còn vấn vương tình cảm xưa nữa rồi.
Chia tay trong hòa bình vì không hợp nhau: Có những trường hợp chia tay vì cãi vã, gây lộn với nhau. Cũng có những trường hợp chia tay trong hòa bình với sự đồng ý và chấp thuận của cả hai bên. Sự chia tay này xuất phát từ nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất có thể là không hợp nhau sau một thời gian tìm hiểu. Sự chia tay này đến từ sự suy nghĩ kỹ càng về mối quan hệ giữa 2 người chứ không phải từ một phía.
Trong trường hợp này, bạn cũng có thể mời người yêu cũ của bạn dự lễ cưới của mình mà không phải quá băn khoăn về mối tình xưa.
Người yêu cũ đã lập gia đình hoặc đã đám cưới: Trường hợp người yêu cũ của bạn đã lập gia đình, điều này có nghĩa là họ đã dấn thân vào một mối quan hệ mới, một ràng buộc hôn nhân thật sự rồi. Họ không còn tình cảm và nhung nhớ đến bạn và mối tình trong quá khứ giữa bạn và họ nữa rồi.
Một điều lưu ý khi đưa thiệp mời dự đám cưới cho người yêu cũ đã lập gia đình là hãy mời cả hai vợ chồng người yêu cũ của bạn. Đừng nên chỉ để mời anh A hoặc chị B mà hãy đề là mời vợ chồng anh chị A, vợ chồng anh chị B …. Như thế vừa lịch sự vừa giúp cho người yêu cũ của bạn đi dự tiệc với vợ hoặc chồng mình cũng đỡ cảm thấy kỳ kỳ và lẻ loi.
Đã từng dự đám cưới của người yêu cũ: Nếu trước đây, người yêu cũ của bạn đám cưới và có mời bạn dự tiệc cưới của họ. Bạn đã chấp nhận và đến tham dự thì đến đám cưới của bạn, không có lý do gì mà bạn không gửi thiệp mời lại họ đến dự lễ cưới của bạn.
Những mối quan hệ, những mối tình đã chấm dứt, đã rơi vào lãng quên để sẵn sàng đón nhận những tình yêu, những mối quan hệ mới giữa 2 người là hoàn toàn trong sáng. Hãy tự tin đưa thiệp mời và cư xử như những người đã trưởng thành thật sự chứ không còn là những đứa trẻ tuổi teen coi tình yêu như một trò chơi.
Ảnh minh họa
Trường hợp không nên mời người yêu cũ dự đám cưới
Không nên mời người yêu cũ dự đám cưới nếu chia tay do cãi nhau: Cho dù vì lý do nào dẫn đến cãi nhau và chia tay nhau thì cả hai đều chia tay trong tinh thần rất giận dữ. Nếu nghiêm trọng, còn có thể cả hai xem đối phương là kẻ thù của mình nữa chứ không chỉ chia tay nhau vẫn còn là bạn bè.
Trong trường hợp như vậy, đương nhiên là bạn sẽ không nên mời người yêu cũ dự đám cưới của mình rồi. Đừng nghĩ bạn gửi thiệp mời họ dự đám cưới như là một hành động trả thù hay khiêu khích cho mối tình xưa. Nếu lòng hận thù của đối phương còn đó, họ đến dự lễ cưới và phá hoại lễ cưới của bạn thì thật sự không hay rồi.
Không nên mời người yêu cũ dự đám cưới nếu đã lâu không còn qua lại với nhau: Bạn và người yêu cũ của bạn sau khi chia tay nhau và đã lâu. Giữa bạn và họ không còn liên lạc và qua lại với nhau nữa, thì bạn cũng không nên tìm kiếm và mời họ dự đám cưới của bạn làm gì. Những mối tình cũ, mối quan hệ cũ đã không còn cần thiết để chúng ta đào bới nó lên. Hãy để thời gian chôn vùi nó vì hiện tại bạn đang hướng đến một tương lai với một người mà bạn đang trao tất cả sự yêu thương và tình yêu của mình.
Người yêu cũ chưa lập gia đình: Nếu bạn là người lập gia đình, kết hôn trước người yêu cũ của bạn, thì tốt nhất bạn không nên mời người yêu cũ của bạn dự lễ cưới của mình. Thật khó xác định người yêu của bạn đã thật sự quên đi mối tình cũ hay là vẫn còn nhớ nhung nó. Việc họ đến dự sẽ có thể gây ra khó xử giữa bạn và họ khi chạm mặt nhau trong đám cưới của bạn.
Không nên mời người yêu cũ dự đám cưới nếu chia tay nhưng vẫn còn yêu: Việc chia tay nhau vì một lý do nào đó, nhưng một bên vẫn còn yêu đối phương thì người đó cần phải có một ý chí thật mạnh mẽ mới có thể quên đi mối tình đã qua.
Trong trường hợp này, nếu bạn đám cưới thì bạn không nên mời người yêu cũ. Việc người ấy tham dự lễ cưới của bạn như là xát thêm muối vào vết thương của mối tình xưa mà thôi.
Người bạn trai cũ tỏ ra vô cùng ân cần và nhẹ nhàng, sau khi nói vài câu thì cúi xuống ôm lấy cô dâu một cách đầy gần gũi và thân thiết.
Nguồn: [Link nguồn]