Cô dâu lãnh đủ sau cuộc đua “át vía” chồng
Cuộc sống vui vẻ biến mất, mẹ chồng giận con dâu tội “làm phép mê tín" át vía chồng.
Mẹ chồng cũng lo làm phép “át vía” con dâu
Không chỉ gái về nhà chồng phải lo át vía để có cuộc sống yên ổn, mà chính nhiều mẹ chồng cũng lo át vía cô dâu bằng những mẹo như cầm roi mây quật lên váy cô dâu để xua tà ma theo về quấy nhiễu, hơ váy cưới và vali quần áo cô dâu qua lửa để đốt vía... khiến nhiều cô dâu trẻ rất lo lắng.
Nhiều mẹ chồng cũng lo át vía cô dâu bằng những mẹo dân gian (Ảnh minh họa)
Có những kiêng kỵ dân gian không hiểu vì sao mà phải kiêng, ngay người khuyên cũng không giải thích được”, khiến cô dâu, chú rể lúng túng khi thực hiện, nhất là những thử thách do chính cha mẹ đặt ra.
Những kiêng kỵ dân gian là niềm tin, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không như ý sẽ khiến cặp uyên ương và họ tộc mất vui.
Đặc biệt, một số kiêng kị vô lý, trở thành hủ tục không nên thực hiện. Đừng để cô dâu, chú rể lúng túng, lo lắng trước và sau ngày cưới. Các bậc cha mẹ nên chọn lựa những nét đẹp kiêng kỵ dân gian để truyền lại cho thế hệ sau. Những kiêng kỵ là nét văn hóa đẹp thì nên duy trì. Ngày cưới cô dâu, chú rể nào cũng mong muốn sẽ có cuộc hôn nhân vui vẻ, hạnh phúc, có con cháu khỏe mạnh sum vầy đầm ấm tới đầu bạc răng long…
Các bạn trẻ cần hiểu, hôn nhân bền vững là do hai vợ chồng thật sự hiểu nhau, yêu thương nhau và cùng nhau học những kỹ năng sống chung, chứ không phụ thuộc vào những kiêng kị.
Rải tiền lẻ, muối để tránh xui xẻo Sở dĩ có việc cô dâu về nhà chồng thường vẫn rải tiền lẻ và muối khi qua ngã ba, ngã tư, cầu phà là vì các cụ ngày xưa cho rằng, ngày cưới cô dâu nào cũng xinh đẹp, trên đường về nhà chồng không may gặp vong đi theo cô dâu thì chết dở. Để phòng tránh trường hợp không may này, các cụ dạy lấy tiền lẻ và muối gói chung lại, khi đi tới ngã ba, ngã tư, hay qua cầu thì mở và quăng ra. Các vong mải tranh nhau ăn sẽ không đi theo cô dâu nữa. (Ông Đỗ Trọng Khuê, nguyên chuyên gia nghiên cứu Văn hóa phương Đông, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam) |