Cô dâu cầm hoa đến đón rể, nhà trai ôm con khóc nức nở không nỡ gả đi

Cô dâu tươi cười đứng đợi trước cửa nhà chú rể. Trong khi đó, chú rể ngồi trên giường, xung quanh người thân đang thi nhau khóc nức nở vì phải gả con đi.

Đám cưới "ngược đời" này được tổ chức tại thành phố Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Theo đoạn clip ghi lại, cô dâu diện trang phục truyền thống, tay cầm bó hoa, tươi cười đứng đợi trước cửa nhà chú rể. Ở trong căn phòng, nhà trai đang ôm con khóc nức nở không nỡ gả đi.

Cô dâu tươi cười đợi chú rể ra

Cô dâu tươi cười đợi chú rể ra

Được biết, cô dâu chú rể đều là người dân tộc Miêu Tương Tây. Họ có truyền thống văn hóa đặc trưng là đón rể và ở rể.

Đại diện nhà gái đã lên tiếng phát biểu trước quan viên hai họ: "Cha mẹ cô dâu rất tốt, chàng trai này qua nhà họ ở rể chắc chắn sẽ không bị đối xử tệ bạc đâu. Gia đình mong nhận được lời chúc phúc từ mọi người".

Gia đình nhà trai khóc nức nở gả chú rể đi

Gia đình nhà trai khóc nức nở gả chú rể đi

Đoạn clip sau khi được đăng tải đã nhanh chóng gây xôn xao dư luận. Hầu hết đều cho rằng, bất luận là đón dâu hoặc đón rể thì chỉ một bên gia đình là vui nhất, gia đình còn lại sẽ ngậm ngùi nhớ thương con cháu bởi thời gian họ gặp gỡ và hàn huyên ngày càng ít ỏi.

- "Độc đáo ghê, trước giờ toàn thấy chú rể đi đón dâu, phụ nữ phải làm dâu. Giờ tôi mới biết có nơi đàn ông phải đi ở rể, được đón rể thế này đấy",

- "Cô dâu hớn hở ra mặt, không có gì bằng lấy chồng mà vẫn được ở bên cạnh bố mẹ";

- "Lần đầu thấy đám cưới mà nhà trai lại nhiều nước mắt thế này";

- "Nhìn nhà trai ôm chú rể khóc lóc mà buồn cười ghê, nhưng chung quy lại nhà nào phải gả con đi thì nhà đấy sẽ buồn hơn";

- "Điều này cũng tốt, đàn ông nên cảm nhận nỗi khổ của phụ nữ khi lấy chồng xa, con rể ở với bố mẹ vợ đương nhiên sẽ thoải mái hơn là nàng dâu ở với bố mẹ chồng"....

Những phong tục lạ về cưới hỏi của người Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc rộng lớn với hàng trăm dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa độc đáo, trong đó có điều lạ lùng về cưới hỏi, hôn nhân.

1. Cưới cô dâu "cao số"

Ở tỉnh Triết Giang, nếu trước ngày cưới đi xem bói, cô dâu nào không may bị bà thầy phán là có số "phá gia chi nữ" thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường. Trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền.

Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ, 1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa. Hành trang của cô giống như 1 kẻ đi ăn xin.

Đến ngày cưới, lúc chập choạng tối, bên nhà gái phải trốn tránh, không ai xuất đầu lộ diện. Mọi việc do phía nhà trai cáng đáng. Cô dâu thay quần áo mới, trang điểm, xách theo đồ dùng đẹp đẽ, dưới sự giúp sức của 2 cô gái do nhà trai cử đến.

Cô cùng đi bộ với 2 cô bạn gái chừng 20 tuổi rồi mới bước lên kiệu hoa và được rước về nhà trai bằng con đường tắt. Phải 126 ngày cô ở bên nhà chồng, rồi mới được thăm mẹ đẻ. Khi về nhà mình rồi, bên nhà gái mới ăn mừng, con gái mới đi lấy chồng trở về thăm mẹ. Nhà gái làm cỗ linh đình, mời bà con thân thuộc đến dự.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

2. Một năm "ăn phở" 3 lần với người tình cũ

Người dân tộc Bạch ở Trung Quốc có quyền trốn nhà ba ngày mỗi năm để hẹn hò, thậm chí "chung đụng" với tình cũ.

Khi gặp gỡ, hai người được thoải mái tâm sự, giãi bày phiền muộn nén giữ bấy lâu, thậm chí có thể quan hệ tình dục cho thỏa nỗi nhớ nhung trong suốt một năm xa cách. Không ai có quyền can thiệp, oán trách điều này.

Hết ba ngày, hai người lại ngậm ngùi chia tay, ai về nhà nấy và tiếp tục cuộc sống hôn nhân hiện tại.

3. Tạ hôn và cưới chịu

Phía Nam Trung Quốc gần Việt Nam, người Mán có phong tục lạ là tạ hôn và cưới chịu. Các cô gái thường có 3,4 người tình. Nhưng một khi cô đã chính thức đính hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với người khác. Điều lạ là đêm tân hôn, cô dâu không làm lễ động phòng với chú rể mà đến với người tình cũ để tạ ơn và hưởng đêm xuân với anh ta.

Cô gái phải đi tạ ơn mỗi người tình 1 đêm rồi trở về với chồng. Khi trai gái kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái nhiều của cải và vật phẩm, tổ chức yến tiệc linh đình chiêu đãi cả bộ tộc. Nếu nhà trai không có tiền thì nhà gái cho chịu, rồi sẽ phải trả. Do vậy, có đám cưới đến khi con cái đầy đàn mới trả hết nợ.

4. Một vợ nhiều chồng

Chế độ đa phu hiện vẫn được nhiều dân tộc áp dụng như Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Môn Ba… ở Trung Quốc

Được biết, khi một người chồng muốn được gần gũi vợ, họ sẽ đặt một món đồ làm tin trước cửa, những ông chồng khác nhìn thấy sẽ tự giác tránh.

Ngày nay, các ông chồng có nhiều cách để cùng san sẻ một người vợ mà không phải đánh nhau.

Hơn nữa, do sống chung một thời gian dài, giữa họ đã có "thần giao cách cảm" đặc biệt, chỉ cần ám hiệu nhỏ, thậm chí một cái liếc mắt là đã có thể biết được "ai hôm nay muốn ở cùng vợ?" để sắp xếp hợp lý.

Nguồn: [Link nguồn]

Bạn thân cô dâu nắm tay chú rể sau lưng khi cùng chụp ảnh tại đám cưới

Tác giả bức ảnh đã bắt trọn khoảnh khắc chú rể lén lút nắm tay với vị khách nữ kia ngay sau lưng cô dâu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN