Chuyện tình cổ tích của cô gái tật nguyền

Là con thứ ba trong một gia đình thuần nông, bị khuyết tật từ nhỏ, hai chân teo tóp nhưng Đinh Thị Cảnh (sinh năm 1985. Thôn Thác Ca, xã Hòa Phú, tỉnh Tuyên quang) đã vượt lên số phận để sống, để ước mơ về một mái nhà hạnh phúc.

Tuổi thơ bất hạnh

Bồng trên tay cháu Đỗ Trung Hiếu (con chị Cảnh – PV) Kháu khỉnh, mẹ chị Cảnh trút lòng tâm sự: “Tôi sinh được 8 người con, Cảnh là người con thứ trong gia đình. Khi sinh ra, Cảnh vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng năm 9 tuổi, sau một đêm sốt cao, cơ thể bị co giật mạnh khiên cho đôi chân Cảnh bị teo dần khiến cho đôi chân Cảnh bị teo dần, không phát triển được nữa. Chồng tôi thì mất sớm, tôi cố gắng sớm tìm mọi cách chữa chạy cho cháu, Đông Tây y đủ cả nhưng đôi chân không thể cứu vãn được”.

Phía bên ngoài, chị Cảnh vẫn đang vội vã chuẩn bị mọi thứ cho buổi bán hàng ngoài chợ. Chúng tôi theo chị đến chơi. Trên con đường từ nhà đến chợ, trong tiếng kêu lạch cạch của chiếc xe lăn, chị Cảnh tâm sự: “Hồi còn bé, tôi không cảm nhận được mình bị thiệt thòi đâu. Chỉ thấy rằng khi thấy các bạn đi học thì mình ở nhà, chỉ bò quanh quẩn từ nhà ra ngoài đầu hè. Đến năm 16 tuổi, khi đó tôi mới thực sự cảm nhận được sự thiệt thòi trong hoàn cảnh của mình. Đêm đến nằm một mình tôi thấy tỉ thân vô cùng, chỉ biết khóc thôi. Chỉ mong ước làm thế nào để đôi chân mình có thể đi được!”

“May mắn đã đến với tôi khi một tổ chức phẫu thuật nhân đạo ở Hà Nội nhận được thư xin phẫu thuật tôi gửi. Bao nhiêu mong mỏi của tôi và gia đình cũng được đền đáp Gia đìn bắt xe từ Tuyên Quang đưa tôi xuống Hà Nội để khám xem đôi chân có thể phẫu thuật được nữa không. Sau khi các bác sĩ thăm khám toàn thân và kết luận đôi chân của tôi đã vĩnh viễn không thể phẫu thuật, cả đời tôi sẽ không bao giờ có thể tự bước đi được. Mọi hi vọng trong tôi bị suy sụp hoàn toàn…

Hai năm sau, khi đó tôi 18 tuổi, tôi được một người cũng bị khuyết tật là Giám đốc của một công ty tặng cho chiếc xe lăn. Lúc đó tôi sung sướng lắm, bởi ước mơ có được chiếc xe lăn từ bao lâu nay đã được thực hiện. Sau đó tôi tham gia câu lạc bộ và các phong trào dành cho người khuyết tật. Ở đó có nhiều người cũng có hoàn cảnh giống tôi, nhưng họ biết vươn lên trong sô phận. Họ tự mình nỗ lực học nghề để nuôi bản thân. Lúc đó trong đầu tôi nghĩ: “Người ta cũng như mình, sao họ làm được mà mình không làm được?”, thế là tôi cũng cố gắng học nghề để có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân”, chị Cảnh tâm sự.

Chuyện tình cổ tích của cô gái tật nguyền - 1

Chị Đinh Thị Cảnh và anh Đỗ Quốc Bảo.

Chuyện tình như cổ tích

Ít ai biết được rằng chị Cảnh tuy không may mắn, nhưng chị cũng có trái tim ấm áp và biết khao khát yêu thương như bao người phụ nữ khác. Ông Trời dường như cũng thấu tỏ lòng chị, nên đã đem đến cho cuộc đời chị một mối lương duyên đẹp như cổ tích.

Nói về mối tình định mệnh ấy, giọng kể của chị không giấu được niềm hạnh phúc: “Chúng tôi quên nhau trên điện thoại, là một cuộc điện thoại gọi nhầm số. Khi tiếng chuông điện thoại vang lên, tôi nghe tiếng “alo”, phía đầu dây bên kia một giọng nam giới ấm áp đáp lại: “Xin lỗi tôi nhầm số”. Tuy nhiên, sau cuộc điện thoại nhầm số đó, thi thoảng anh lại gọi cho tôi. Anh làm ở Hà Nội và những cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra rất vui vẻ”.

“Anh ấy là Đỗ Quốc Bảo, SN 1988, bây giờ là chồng tôi, sau nhiều lần trò chuyện trên điện thoại, đã tìm đến thăm tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy tôi, nước mắt anh rơi lã chã. Khi thấy anh khóc, tôi vừa thương vừa giận, trong thâm tâm chỉ nghĩ rằng anh cũng chỉ lên thăm tôi lần này và cũng chẳng bao giờ lên thăm tôi nữa, như những người đàn ông trước đây từng quý mến tôi, đến thăm tôi rồi ra đi không bao giờ trở lại.

Tôi không dám nghĩ rằng sẽ có một ai đó dừng lại bên cuộc đời mình, họ chỉ ghé thăm thôi rồi lại đi. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ tôi sẽ có một tấm chồng. Vậy nhưng, định mệnh cho tôi gặp Bảo, và Bảo đã khiến tôi tin rằng, trên cuộc đời này còn có những điều kỳ diệu, không thể lý giải được của trái tim. Bảo lên thăm tôi lần đầu tiên, sau đó vài hôm anh lại lên. Anh thật thà bảo: “Anh đi xuống Hà Nội kiếm tiền, có tiền đi tàu xe, mua quà cho em rồi anh lại lên.” Anh hỏi tôi: “Em có cho anh lên thăm lần nữa ko?”. Tôi cảm động lắm, nhưng chỉ dám trả lời: “Là bạn bè, nếu được anh lên thăm, em vui lắm chứ!”, chị Cảnh nhớ lại.

“Lần thứ 2 khi Bảo lên thăm, lúc đó tôi đang bị bệnh phổi nặng, anh đã dẫn tôi đi lấy thuốc. Anh bế tôi lên, xuống xe lăn, tôi đã run run khi áp má vào người anh. Khi thấy Bảo dẫn tôi ra đường, bao nhiêu người dân nhìn chúng tôi, bàn tán xôn xao. Lần khác anh đưa tôi đi sang Bắc Giang thăm người mẹ nuôi của tôi, anh bế tôi từ trên xe khách xuống bến. Có người hỏi, anh bảo chúng tôi là vợ chồng, nghe vậy nhiều người thầm thì to nhỏ: “Sao cậu thanh niên nhìn đẹp trai, mặt mũi sáng sủa mà lại đi lấy đưa con gái bị liệt thế kia nhỉ?”. Nhưng anh bỏ qua tất cả những lời nói bàn tán ngoài tai, không cảm thấy ái ngại, mà còn thương tôi hơn. Anh nói với tôi: “Cuộc sống bây giờ có nhiều ngườ vô tâm quá. Không biết nếu người thân của họ cũng bị vậy thì họ nghĩ gì? Họ có thương không?”, chị kể tiếp.

Giọng chị Cảnh run run: “Khi anh Bảo về thưa chuyện với bố mẹ, gia đình anh không hề phản đối, bởi ông bà cũng có một người con ốm yếu lấy được một người vợ bình thường. Bố mẹ anh chỉ nói: “Lấy vợ là chuyện cả đời, con đã nghĩ kĩ chưa? Nếu đã nghĩ kĩ thì bố mẹ chuẩn bị đi hỏi vợ cho con”. Nhưng trái ngược với bố mẹ anh Bảo, mẹ tôi thì ra sức ngăn cấm, bà bảo: “Từ nhỏ con đã chịu nhiều thiệt thòi, mẹ sơ một người đàn ông trẻ hơn con, khỏe mạnh, tính tình vẫn còn bồng bột không thể nào mang hạnh phúc cho con. Nếu họ bỏ con đi thì con lại đau đớn thêm ngàn lần”. Nhưng anh Bảo vẫn kiên nhẫn bắt xe lên thăm tôi, lúc đó tôi mới thực sự tin hạnh phúc đã đến với mình”.

Năm 2010, Chị Đinh Thị Cảnh (SN 1985) và anh Đỗ Quốc Bảo (SN 1988) tổ chức đám cưới trong sự vui mừng, chúc phúc của gia đình và bà con chòm xóm. Cưới xong, hai người thuê một căn nhà bên đường quốc lộ đối diện trường cấp 2 xã Hoa Phú để kiếm kế sinh nhai.

Hiện, vợ chồng chị Cảnh đã có với nhau một đưa con trai kháu khỉnh. Bản thân chị bì khiếm khuyết nên việc mang thai và sinh nở cũng rất khó khăn. Nhưng may mắn cho chị, cuối cùng chị cũng được “mẹ tròn con vuông” ở bệnh viện nhi Trung Ương. Tuy nhiên, do đang đi làm ăn xa nên anh Bảo chưa một lần gặp con, trước khi đi, anh Bảo đã đặt tên con là Đỗ Trung Hiếu, mong con sau này hiếu thảo với cha mẹ.

Chị Cảnh chia sẻ: “Thời gian trước, hai vợ chồng tôi làm nấm, ngày Tết mang ra chợ bán, bán được giá cao nên thu nhập cũng ổn định. Gần đây việc làm nấm bị thất bát nên anh Bảo đi theo người anh họ ở Hải Phòng đi biển. Từ khi chồng tôi đi làm ăn xa, mọi người trong làng bàn tán chuyện vợ chồng tôi mâu thuẫn nọ kia, nhưng trong lòng tôi vẫn một lòng tin tưởng anh Bảo không bao giờ bỏ mẹ con tôi”. Chị còn kể hôm chị sinh cháu Hiếu được ít ngày, ông bà nội cháu bé có lên thăm, họ còn nói vui: “Cái trán giống bố, nhưng con trai đẹp hơn bố rồi”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Mạnh (Người đưa tin)
Những câu chuyện tình yêu cảm động nhất Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN