Chứng kiến bạo lực công cộng: Không dám can thiệp
81% phụ nữ trên độ tuổi 15 tại Thụy Điển đã từng bị quấy rối hoặc bị bạo hành ít nhất một lần.
Tình huống thử nghiệm về cảnh bạo lực diễn ra tại chốn công cộng được dàn dựng và ghi lại bằng camera giấu kín đã cho kết quả "sốc" khi hiếm người chứng kiến cảnh đó can thiệp.
Hai diễn viên vào vai một cặp vợ chồng đang tranh cãi rất gay gắt, thậm chí người chồng đánh cả vợ của mình.
Tình huống này diễn ra tại một thang máy ở Thụy Điển bởi tổ chức STHLM, kết quả cho thấy chỉ có 2% người chứng kiến cảnh bạo lực dám đứng ra can thiệp vào cuộc cãi vã gay gắt dùng tới “tay chân” của một cặp vợ chồng ( do 2 diễn viên nhập vai).
Trong 53 người đi vào thang máy và chứng kiến cảnh này thì chỉ có duy nhất một người phụ nữ lên tiếng. Người phụ nữ này đã lên tiếng khi cái tát của người chồng giáng lên người vợ.
Một thiếu nữ bước vào thang máy, dù biết cảnh bạo lực diễn ra nhưng cô vẫn ung dung sử dụng điện thoại của mình, cũng giống như người đàn ông văn phòng, dù nghe thấy người chồng nói sẽ giết người vợ, nhưng anh ta vẫn coi như không có chuyện gì.
Cuối cùng, một người phụ nữ duy nhất mặc áo màu xanh trong 53 người dám lên tiếng. Cô ấy đã đẩy người chồng ra và đe dọa nếu sự việc không chấm dứt hành vi thô lỗ của mình thì sẽ gọi cảnh sát.
Có người thì thản nhiên tiếp tục nói chuyện, làm việc riêng của mình, có người lại khư khư với chiếc điện thoại của mình, họ hoàn toàn thờ ơ với cảnh tượng khủng khiếp này.
Ngay sau đó, người phụ nữ này vô cùng ngạc nhiên khi được biết đây chỉ là một tình huống thử nghiệm, hơn nữa, cô là người duy nhất trong 53 người chịu can thiệp vào sự việc này.
Môt báo cáo vào đầu năm nay cho biết, Thụy Điển vẫn đang phải đấu tranh vì sự thờ ơ, lạnh nhạt của con người. 81% phụ nữ trên độ tuổi 15 tại Thụy Điển nói rằng, họ đã từng bị quấy rối hoặc bị bạo hành ít nhất một lần, trong khi Eu là 55%.
Cơ quan Liên minh châu Âu đã đưa ra nhận định về Quyền cơ bản của con người hồi đầu năm với tựa đề: “Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành và quấy rối nhiều nhất EU”.
Tiếp sau đó là Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và Phần Lan đều có tỷ lệ là trên 70%, và thấpnhất là Bulgaria, với 24%.
Trong clip, người chồng đã giựt tóc và tát vào mặt, thậm chí anh ta còn đe dọa giết vợ của mình.
Trong tháng 11, Anh, xứ Wales và Scotland có tỷ lệ phụ nữ phải đối mặt với cái chết do bạo lực gia đình là rất cao. Theo báo cáo của Anh, việc bạo lực gia đình dẫn tới tình trạng cứ 4 người phụ nữ sẽ có một người bị ảnh hưởng, và trong 6 người đàn ông, sẽ có 1 người liên lụy. Điều này dẫn tới con số đáng ngại, trung bình 2 người phụ nữ sẽ bị giết mỗi tuần và 30 người đàn ông mỗi năm.
Có rất nhiều nạn nhân là phụ nữ trải qua rất nhiều lần bị chồng đánh đập, ngay tại nhà, tại chốn công cộng trước khi họ báo cảnh sát hoặc bị chồng đánh tới chết.
Vào hồi tháng 8/2014, ngài Theresa May đã đưa ra chiến dịch trong vòng 8 tuần tăng cường thực thi pháp luật về vấn đề bạo lực gia đình. Trong đó, trọng tâm của chiến dịch là việc điều tra cưỡng chế và kiểm soát hành vi tại từng gia đình trên toàn đất nước.
Hiện nay, “Sáng kiến can thiệp” là một biện pháp mới nhất cho vấn đề này, đứng đầu là Tiến sĩ Rachel Fenton. Sáng kiến can thiệp hoạt động bằng cách giáo dục học sinh nhận ra và hiểu bạo lực tình dục trong và ngoài, đồng thời có những hành động tích cực khi họ chứng kiến hành vi bạo lực chốn công cộng.
Phải tiếp cận tích cực, khuyến khích tất cả học sinh- người sẽ dám đứng lên chống lại bất kỳ hình thức bạo lực hoặc lạm dụng nào trong cộng đồng. Theo chương trình tám tuần của chính phủ dạy cho học sinh các kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo cần thiết để can thiệp hiệu quả và an toàn và để thay đổi các chuẩn mực xã hội, làm cho hành vi bạo lực bị đẩy lùi.
Mục tiêu tiếp theo của chiến dịch đó là nâng cao nhận thức tại chốn công sở, các công ty, siêu thị…