Chú rể sàm sỡ phù dâu trong phòng tân hôn
Sau khi ghì chặt cô gái trẻ xuống đất, chú rể đã liên tiếp hôn vào mặt phù dâu.
Một phong tục truyền thống tại Trung Quốc dành cho các cặp tân lang, tân nương đang dần được khôi phục lại trong thời đại hiện nay đó là "Náo tân hôn". Tuy nhiên, gần đây phong tục này đang dần bị biến tướng, trở thành những hành động hết sức phản cảm.
Cách đây không lâu, một video chú rể cưỡng hôn phù dâu ngay tại hôn lễ xuất hiện trên mạng xã hội nhận về rất nhiều ý kiến.
Chú rể ghì chặt phù dâu xuống sàn nhà cưỡng hôn gây phản cảm. Ảnh cắt từ clip
Theo đó, khi cô dâu và chú rể vào phòng tân hôn để làm các thủ tục cuối cùng, khách mời cùng dàn phù dâu cũng có mặt để chứng kiến. Đến phần "náo tân hôn", thay vì nói chuyện, giao lưu thì chú rể bị bạn ép hôn một phù dâu xinh đẹp và cô gái này cũng là bạn thân của tân nương.
Theo hình ảnh ghi lại, sau khi ghì chặt cô gái trẻ xuống đất, chú rể đã liên tiếp hôn vào mặt nạn nhân trong khi những người đứng xung quanh cổ vũ. Mặc cho phù dâu đã cố gắng chống cự nhưng người này vẫn không dừng lại hành động này.
Choáng váng hơn, cô dâu ngồi trên giường chứng kiến toàn bộ cảnh tượng không hề tỏ ra khó chịu mà còn cười nói vui vẻ, vỗ tay cổ vũ chồng.
Sau khi đoạn clip được chia sẻ, màn "náo tân hôn"phản cảm này đã nhận về vô số chỉ trích. Bên cạnh việc lên án hành động của chú rể, không ít người bày tỏ phẫn nộ với sự thờ ơ của những người xung quanh.
- "Thật sự câm nín sau khi xem xong đoạn clip. Chẳng hiểu bọn họ nghĩ gì mà bày ra cái trò này nữa!",
- "Muốn trêu muốn đùa gì thì cũng phải một vừa hai phải thôi chứ!",
- "Không còn là 'nháo tân hôn' mà là 'phá tân hôn' mất rồi. Tội nghiệp cho phù dâu trẻ, chắc cô ấy ám ảnh lắm",
- "Phong tục đẹp dần bị biến tướng. Đúng là không còn gì để nói"...
Theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc, lễ cưới phải qua sáu trình tự lễ nghi, gọi là sáu lễ gồm: nạp thái (tức là tặng lễ vật để cầu hôn), đính hôn, nạp cát tường (tặng lễ vật để ăn hỏi), đón dâu.v.v. Tiệc cưới là đỉnh cao của hôn lễ, còn gọi là "tiệc hỷ". Mọi người gọi đi ăn tiệc cưới là đi "uống rượu hỷ". Phòng của cô dâu chú rể còn gọi là "phòng hỷ" "động phòng"; "náo động phòng" là hoạt động cuối cùng của hôn lễ.
Theo báo chí Trung Quốc, tục "náo động phòng" bắt đầu xuất hiện từ thời Tần với ý nghĩa gây nhộn nhạo trong phòng hoa của cô dâu chú rể để xua đuổi tà ma, yêu khí và giúp đôi tân hôn vượt qua nỗi e dè, ngại ngùng, dễ dàng gắn kết với nhau với ý nghĩa "nhân bất náo, quỷ náo" (người không quậy thì ma quỷ sẽ quấy phá).
Ngoài ra, nó còn biểu thị thành ý của khách dự cưới chúc phúc cho hai vợ chồng. Ngày nay, những người tham gia "náo động phòng" thường là các thanh niên nam nữ chưa thành lập gia đình. Họ nghĩ đủ mọi cách để cho vui, trêu chọc cô dâu, hoặc buộc cô dâu, chủ rể biểu diễn các trò vui… với mục đích là để tăng thêm bầu không khí vui nhộn của hôn lễ, khiến cô dâu, chú rể nhớ mãi suốt đời không quên.
"Náo động phòng" có hai loại "văn náo" và "võ náo". Văn náo là phương thức nhã nhặn, dễ chịu: Các vị khách thường ra các câu đố hoặc đặt ra các vế đối buộc cô dâu trả lời, có khi hơi tục, nhưng gây cười, vui vẻ. Võ náo thô hơn với những ngôn từ thô tục, hành vi đụng chạm thân thể, trò đùa gài bẫy cô dâu.
Hình ảnh "náo tân hôn" gây phẫn nộ ở Trung Quốc.
Thế nhưng, gần đây mỹ tục đó đã bị biến dạng, mất kiểm soát, trở thành trò chơi biến thái, hủ tục kỳ quái, gây khổ sở cho cặp tân hôn, thậm chí mượn men rượu để thỏa mãn tâm lý biến thái tình dục, xâm phạm thân thể cô dâu, phù dâu, vi phạm pháp luật, gây nên hậu quả đáng tiếc…Không chỉ cô dâu chú rể và bạn bè, mà ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thậm chí các bậc có tuổi khả kính như bố mẹ cô dâu chú rể cũng bị lôi vào trò "náo động phòng".
Theo báo Thanh niên Trung Quốc: Trước đây, "náo động phòng" là mỹ tục có ý nghĩa tốt đẹp chúc phúc và "vỡ lòng về tình dục" cho các cặp tân hôn; ngày nay nó đã trở thành "ác tục", rào cản hôn lễ hiện đại. Qua điều tra cho thấy 79,2% người được hỏi trả lời họ đã trải qua "náo động phòng", thì 60,9% nói thẳng là không thích tục lệ này. Nguyên nhân là họ cảm thấy "náo động phòng" đã trở thành dịp, là cớ để các khách đàn ông vượt qua rào cản về đạo đức và pháp luật, sàm sỡ, thậm chí xâm hại tình dục đối với cô dâu, phù dâu.
Tại nhiều địa phương, "náo động phòng" đã trở nên dung tục, xấu xa, đơn thuần là dâm ô, mua vui rẻ tiền bằng cách làm nhục phụ nữ. Ngay dưới thời xã hội phong kiến, những hành vi như thế cũng không thể diễn ra.
Tờ báo kêu gọi các cô dâu phải biết tự bảo vệ mình, kiên quyết từ chối, không chấp nhận những hành vi xâm phạm nhân cách, xúc phạm nhân phẩm, không tham gia những trò chơi biến thái, thô tục.
Tập tục "náo động phòng" nay đã không còn là cao trào của một đám cưới, không làm tăng thêm màu sắc, không khí vui nhộn mà chỉ gây khó xử, phương hại cho những người trong cuộc. Đã đến lúc phải xem xét, thay đổi, thậm chí hủy bỏ tập tục này.
Nguồn: [Link nguồn]
Những cảnh quay trong đám cưới tại Trung Quốc đã thu hút rất nhiều lời chỉ trích của cư dân mạng.