"Chiếc hộp muộn phiền" của học sinh Trung Quốc hé lộ điều đau lòng sau những áp lực nặng nề

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Những mảnh giấy trong chiếc hộp tiết lộ nguyên nhân muộn phiền của các học sinh nhỏ tuổi Trung Quốc xuất phát từ nơi ít ai ngờ tới.

Nhiều người tin rằng, môi trường và cách giáo dục của cha mẹ sẽ là chìa khóa quyết định sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ. Một đứa trẻ lớn lên với sự đồng hành và yêu thương của cha mẹ sẽ càng tự tin và vui vẻ. Ngược lại, một gia đình không hạnh phúc khiến các em dễ gặp áp lực và thu mình lại.

Mới đây, netizen xứ Trung bất ngờ phát hiện một “chiếc hộp muộn phiền” đang thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Đó là chiếc hộp chứa đựng những mảnh giấy ghi lại muộn phiền do các em học sinh tự tay viết ra tại một trường tiểu học ở Trung Quốc. Đáng nói, khi đọc những mảnh giấy ấy, người ta phát hiện các nỗi lo của đa số những đứa trẻ đều có liên quan đến bố mẹ.

Cô giáo thiết kế chiếc hộp muộn phiền với mong muốn sẽ hiểu thêm về cuộc sống tinh thần của các em học sinh. Nguồn: Douyin

Cô giáo thiết kế chiếc hộp muộn phiền với mong muốn sẽ hiểu thêm về cuộc sống tinh thần của các em học sinh. Nguồn: Douyin

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ em buồn phiền chính là ở nhà bố mẹ cãi nhau quá nhiều. Không thể phủ nhận rằng người lớn có những áp lực riêng của họ, nhưng khi về nhà nhất là trước mặt con cái, các bậc phụ huynh nên hạn chế “lời qua tiếng lại”. Nhiều đứa trẻ hiểu chuyện đến mức đau lòng như “em mong bố mẹ không cãi nhau nữa”, “bố mẹ ly hôn rồi”, “mẹ lại đòi ly hôn nữa” khiến netizen không cầm được nước mắt.

"Cô ơi, mong cô không thấy tờ giấy này!" - dòng cuối lời tâm sự của một bạn nhỏ.

"Cô ơi, mong cô không thấy tờ giấy này!" - dòng cuối lời tâm sự của một bạn nhỏ.

"Phiền muộn của em: Lúc trước bố mẹ hay cãi nhau, hai người muốn ly hôn, em còn có một em trai 3 tuổi nữa. Họ cứ giành nhau nuôi em trai, cuối cùng bố đã đưa em trai đi. Vì chuyện này mà em ngày nào cũng khóc, còn em thì đang nghĩ tại sao bố không để mẹ đưa em trai đi, sao em trai không đi với mẹ?".

"Phiền muộn của em: Lúc trước bố mẹ hay cãi nhau, hai người muốn ly hôn, em còn có một em trai 3 tuổi nữa. Họ cứ giành nhau nuôi em trai, cuối cùng bố đã đưa em trai đi. Vì chuyện này mà em ngày nào cũng khóc, còn em thì đang nghĩ tại sao bố không để mẹ đưa em trai đi, sao em trai không đi với mẹ?".

"Bố mẹ cứ cãi nhau suốt, khiến em không thể chuyên tâm học tập. Chữ viết và kết quả học tập cũng vì thế mà tệ đi."

"Bố mẹ cứ cãi nhau suốt, khiến em không thể chuyên tâm học tập. Chữ viết và kết quả học tập cũng vì thế mà tệ đi."

"Mong cho bố mẹ không cãi nhau nữa, em mong gia đình mình được hạnh phúc."

"Mong cho bố mẹ không cãi nhau nữa, em mong gia đình mình được hạnh phúc."

Một lý do tiếp theo cũng khiến trẻ em áp lực là luôn phải cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra vì nếu điểm thấp hoặc thành tích học tập không xuất sắc sẽ bị bố mẹ mắng, hay thậm chí bị so sánh với “con nhà người ta”.

"Bố mẹ luôn khiến em cảm thấy rất áp lực trong việc học, hơi một tí là canh em học bài, không cho em chút không gian riêng tư nào. Cô ơi em phải làm sao đây?"

"Bố mẹ luôn khiến em cảm thấy rất áp lực trong việc học, hơi một tí là canh em học bài, không cho em chút không gian riêng tư nào. Cô ơi em phải làm sao đây?"

"Mấy hôm nay học hành chẳng theo kịp, áp lực như núi!"

"Mấy hôm nay học hành chẳng theo kịp, áp lực như núi!"

Bên dưới bài đăng, không ít netizen bày tỏ sự đồng cảm với những áp lực mà các bạn nhỏ phải chịu, đồng thời mong muốn các bậc phụ huynh có thể quan tâm hơn đến cảm xúc tinh thần của con cái mình.

- Đọc xong thấy thương các bạn nhỏ thật sự. Ở cái tuổi hồn nhiên vui vẻ này nhưng các em lại phải buồn phiền bởi chính bố mẹ ruột của mình.

- Trẻ em bây giờ hiểu chuyện sớm quá! Còn bố mẹ thì lại không hiểu chuyện được như vậy, ở trước mặt con cái mà cãi nhau, đánh nhau, đòi ly hôn,..

- Bố mẹ nếu không thể cho các em một cuộc sống vui vẻ thì xin đừng khiến các em phải bận lòng vì chính mình chứ!

- Mong cô giáo có thể thiết kế thêm chiếc hộp vui vẻ, để các em có thể chia sẻ những câu chuyện vui nữa.

Bé gái ở Trung Quốc chịu áp lực học hành từ bố, nói câu gì khiến người lớn phải suy ngẫm?

Chịu không nổi áp lực học hành từ bố, cô bé “uất ức” đòi quyền tự do và mong muốn người lớn hãy tôn trọng tuổi thơ của mỗi đứa trẻ khiến cư dân mạng không khỏi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Huyền - Nguồn: Douyin ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN