Chìa khóa của thành công: Việc nhỏ chưa làm, đừng bao giờ nghĩ đến việc lớn

Khi bắt đầu mục tiêu của mình, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ trước để tạo thành thói quen, kiên trì từng bước tiến tới mục tiêu lớn.

Có lẽ bạn đã từng nghe tới câu này: “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên”. Câu nói này chỉ ra một đạo lý rất đơn giản, trên một con đường, chỉ khi bước từng bước mới có thể tới đích được. Dù khó khăn tới đâu đi chăng nữa, chỉ cần chúng ta kiên nhẫn làm từng chút một, mọi thứ sẽ được giải quyết ổn thỏa, thành công sẽ không còn quá xa vời.

Thành công là điều nhiều người khao khát nhưng chỉ có số nhỏ đạt được. Có không ít những người thành công trong cuộc sống nhưng xuất phát điểm của họ cực kỳ thấp. Họ chỉ đơn giản kiên trì, bắt đầu từ những việc rất nhỏ, làm thật tốt rồi dần dần tiến bộ mỗi ngày.

Hầu hết mọi người đều có những ý tưởng rất lớn lao, niềm tin to lớn rằng bản thân sẽ đạt được điều mình muốn. Thế nhưng, liệu bao nhiêu người không nản lòng sau một thời gian ngắn bắt tay vào làm?

Bắt đầu từ việc nhỏ để xây dựng một khởi đầu tốt

Tôi từng đọc cuốn sách “Đột phá ngôn ngữ” của tác giả Dale Carnegie và ngộ ra được rất nhiều bài học. Đây là cuốn sách đã khai sáng tâm trí để tôi bắt đầu học về hùng biện.

Được biết, cuốn sách này đã được Dale Carnegie thai nghén từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Trong cuốn sách tác giả có viết một đoạn: “Tôi đã chuẩn bị trước một đoạn hội thoại ngắn mỗi khi muốn nói chuyện với bạn bè. Tôi gọi đó là cách để thu hút bạn bè và gây ảnh hưởng tới người khác”.

Muốn làm việc lớn hãy bắt đầu từ việc nhỏ mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Muốn làm việc lớn hãy bắt đầu từ việc nhỏ mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Sau đó, những đoạn hội thoại của ông được gom góp thành một khóa học, rồi từ khóa học ông bắt đầu phát triển thành một cuốn sách. Sau 15 năm thử nghiệm và nghiên cứu, cuốn sách “Đột phá ngôn ngữ” ra đời và nổi tiếng trên toàn thế giới.

Bạn có nhận ra thành công của Dale Carnegie đơn thuần bắt đầu từ những việc nhỏ ông tích góp lại không?

Trên thực tế, những công ty lớn như Apple, Google, Amazon… ban đầu đều có quy mô rất nhỏ nhưng họ vẫn kiên trì để đạt được thành công như ngày nay.

Bạn có biết: “Mỗi bậc thầy đều từng là một người mới bắt đầu từ số 0”.

Bắt đầu từ điều nhỏ để tạo thành thói quen tích cực

Bạn có thể dễ dàng bắt đầu từ việc nhỏ trước thay vì làm ngay việc lớn.

Tôi sẽ lấy ví dụ để bạn dễ hình dung hơn. Nếu muốn giảm cân, bạn đặt mục tiêu đến phòng tập thể dục 3 tiếng mỗi ngày hay tập 1 tiếng mỗi ngày?

Cái đầu tiên có vẻ rất khó khăn, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc chỉ sau 1 bữa tập luyện. Điều này là do khi mới bắt đầu, bạn đã muốn thực hiện cái khó, nó đòi hỏi nhiều sức lực và thời gian nên khả năng từ bỏ rất lớn.

Trong khi đó, cái thứ 2 lại dễ dàng hơn rất nhiều, bạn có thể hình thành cho mình thói quen tập thể dục mỗi ngày 1 tiếng, sau đó dần dần tăng tần suất tập luyện lên để cơ thể thích nghi.

Chìa khóa của thành công: Việc nhỏ chưa làm, đừng bao giờ nghĩ đến việc lớn - 2

Trên thực tế, lý do khiến nhiều người thất bại là do họ đã đặt mục tiêu quá lớn, sau đó không biết bắt đầu như thế nào, chỉ làm được vài ngày rồi bỏ cuộc. Họ không nghĩ rằng khả năng của mình có hạn, đối với những mục tiêu lớn lao, nếu không chia nhỏ ra thật khó có thể duy trì trong thời gian dài.

Bill Gates từng nói: “Hầu hết mọi người đều đánh giá quá cao những gì họ có thể làm trong 1 năm và đánh giá thấp những gì họ có thể làm trong 10 năm”.

Bắt đầu từ việc nhỏ có thể tăng cường sự tự tin và tạo động lực

Trong tâm lý học nói rằng, những người thành công luôn có động lực, bởi họ càng thành công thì càng tìm mọi cách để mình đạt được điều bản thân muốn. Tương tự, khi một người gặp thất bại, họ dễ có cảm xúc tiêu cực, đánh giá sai về bản thân và dễ nản lòng hơn.

Nói cách khác, bạn càng thành công, bạn càng muốn thành công.

Khi bạn có được những chiến thắng nhỏ ban đầu, nó mang lại niềm vui và khiến bạn muốn làm nhiều hơn nữa. Khi càng bắt tay vào hành động nhiều hơn, bạn càng nhận được nhiều kết quả tốt hơn. Đây là chu kỳ của thành công.

Chìa khóa của thành công: Việc nhỏ chưa làm, đừng bao giờ nghĩ đến việc lớn - 3

Bạn có thể “nghĩ lớn nhưng làm nhỏ”. Chúng ta nên có ước mơ lớn nhưng khi bắt đầu nên từ những việc nhỏ. Hình thành thói quen là một việc lâu dài. Để tạo thói quen bền vững, bạn cần bắt đầu từ những việc nhỏ để có thể thực hiện một cách thường xuyên.

Nếu bạn là người hay trì hoãn, tôi khuyên bạn nên học phương pháp này, nó có thể giúp bạn thoát khỏi sự trì hoãn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Do đó, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và kiên trì từng bước để đến được cái đích cuối cùng.

7 thói quen nhỏ giúp kích hoạt não bộ khiến bạn trở nên thông minh hơn

Bạn hoàn toàn có thể cải thiện được trí thông minh của mình nhờ duy trì những thói quen nhỏ này mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - 163 ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN