Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sự tồn tại của chị em song sinh dính liền vốn đã là một kỳ tích y học.

Tuy nhiên, việc cả 2 chung một cơ thể cũng đồng nghĩa rằng em gái cũng "mang thai". Điều này khiến nhiều người thắc mắc: Liệu đứa trẻ sẽ gọi ai là mẹ?

Phép màu của sự sống

Sinh năm 1990, Abby và Brittany Hensel ở Mỹ là cặp sinh đôi có chung một cơ thể nhưng có hai đầu riêng biệt. Họ có 2 bộ não với suy nghĩ cá nhân và trải nghiệm khác nhau chỉ trong một cơ thể.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 1

Hai chị em Abby và Brittany Hensel.

Cứ tưởng là có mọi việc sẽ khó khăn vì có tới 2 "cơ chế điều khiển" cho một cơ thể nhưng thực tế Abby và Brittany Hensel lại sống khá bình thường. Do mỗi người điều khiển một nửa cơ thể nên cả hai phải học cách đồng loạt sử dụng các phần cơ thể tương ứng, ví dụ một việc đòi hỏi cả 2 tay, 2 chân.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 2

Abby và Brittany Hensel cùng tham gia chung mọi hoạt động.

Điều thú vị là mặc dù có những suy nghĩ cá nhân và cảm nhận khác nhau nhưng cả 2 đều đã thi đỗ và có bằng lái xe của mình cho dù họ phải thi một cách riêng biệt. Họ không chỉ biết đi mà còn học cách đi xe đạp, chơi bóng rổ, đánh đàn piano – những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng. Gia đình cũng luôn ủng hộ, thường tổ chức sinh nhật với 2 chiếc bánh dành riêng cho mỗi người.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 3

Abby và Brittany Hensel trong buổi tiệc sinh nhật của chính mình.

Khi trưởng thành, cả 2 đã đến trường như những người bạn đồng trang lứa, dù ban đầu không ai muốn chơi cùng họ vì cho rằng họ là "quái vật". Nhưng sau thời gian tiếp xúc, mọi người nhận ra rằng hai chị em không có gì khác biệt so với người bình thường và dần yêu quý họ.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 4

Abby và Brittany Hensel có rất nhiều tài lẻ.

Con sẽ gọi ai là mẹ?

Đến năm 2024, khi thông tin người chị gái đã kết hôn được tiết lộ, mọi người mới biết chị đã sống cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 3 năm. Chồng của chị là 1 y tá đã qua một đời vợ và có một con gái riêng. Gia đình nhỏ này trông rất hạnh phúc trong những bức ảnh được chia sẻ trên mạng.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 5

Người chị gái đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên chồng mình.

Chị gái cũng mong muốn có một đứa con của riêng mình, và sau 1 năm, tin vui đã đến khi chị thông báo mang thai. Tuy nhiên, việc cả 2 chung một cơ thể cũng đồng nghĩa rằng em gái cũng "mang thai". Điều này khiến nhiều người thắc mắc: Liệu đứa trẻ sẽ gọi ai là mẹ?

Thách thức khi mang thai

Việc mang thai đối với các cặp song sinh dính liền là một thử thách chưa từng có tiền lệ. Hai chị em này chia sẻ cùng một hệ thống sinh sản, đồng nghĩa rằng khi chị gái mang thai, cả 2 đều được coi là mang thai.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 6

Người chị gái hạnh phúc thông báo tin vui mang thai.

Thông tin này ngay lập tức đặt ra nhiều câu hỏi: Đứa trẻ sẽ gọi ai là mẹ? Liệu việc mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả 2? Và liệu đứa trẻ có phát triển bình thường?

Theo các chuyên gia y tế, việc mang thai trong trường hợp song sinh dính liền đòi hỏi sự theo dõi y tế cực kỳ chặt chẽ. Do cơ thể chung, nguy cơ biến chứng là rất cao, và việc sinh con thường phải thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chị em song sinh dính liền thông báo mang thai: Hai người chung một cơ thể, con sẽ gọi ai là mẹ? - 7

Nhiều vấn đề thắc mắc xung quanh câu chuyện người chị gái mang thai.

Bên cạnh đó, áp lực tâm lý đối với cả 2 chị em là điều không thể tránh khỏi. Việc cả 2 cùng mang thai, dù chỉ một người có quan hệ tình cảm và lập gia đình, có thể gây ra những mâu thuẫn nội tâm sâu sắc.

Về mặt sinh học, đứa trẻ này là kết quả từ hệ thống sinh sản chung, nên có thể coi là con chung của 2 chị em. Tuy nhiên, về mặt tình cảm và đạo đức, đứa trẻ sẽ gọi chị gái – người kết hôn với chồng hiện tại là mẹ. Đây là kết quả của tình yêu giữa chị gái và người chồng của cô.

Nhiều người cũng thắc mắc về vai trò của người em trong gia đình này. Qua những hình ảnh được chia sẻ, có thể thấy rằng em gái luôn ủng hộ quyết định của chị và cùng nhau vun đắp cho gia đình nhỏ, đồng thời tôn trọng mối quan hệ vợ chồng của chị mình.

Dù đang sống hạnh phúc, những thách thức đối với cặp chị em này vẫn còn rất lớn. Nếu em gái muốn kết hôn trong tương lai, gia đình này sẽ đối mặt với những vấn đề đạo đức và tổ chức gia đình phức tạp hơn nữa.

Quan trọng hơn, tình trạng sức khỏe và sự phát triển của đứa trẻ sắp chào đời vẫn là một ẩn số. Việc 2 chị em chia sẻ một cơ thể chung cũng đặt ra câu hỏi về khả năng sống sót nếu một trong 2 người qua đời.

Đẹp trai lại có thu nhập cao nhưng nam nha sĩ vướng vòng lao lý chỉ vì không kiềm chế được thói trăng hoa của mình. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thy Dung ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN