Cháu gái hỏi 'Tại sao không nên kết hôn vì tiền?', câu trả lời của bà ngoại khiến ai cũng thán phục

Đoạn hội thoại về tình yêu giữa bà ngoại và cháu gái đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội.

"Một cô gái nên kết hôn vì tình yêu hay tiền bạc?" - cô gái trẻ đã hỏi bà ngoại của mình là Chen Guixiao (95 tuổi, đến từ Quảng Tây) trong đoạn clip được chia sẻ.

"Cháu cứ lấy người cháu yêu" - cụ bà đã trả lời ngay. Cô cháu gái đã tỏ ra rất bất ngờ vì không nghĩ bà của mình lại có tư tưởng cởi mở như vậy.

Khi cháu gái hỏi tiếp: "Tại sao không nên kết hôn vì tiền?". Bà Chen giải thích: "Nếu chồng không yêu cháu, cháu sẽ chẳng cầm được tiền của anh ta đâu. Mọi thứ chỉ đúng khi người đó yêu và sẵn sàng chia sẻ với cháu thôi".

Khi hôn nhân trở thành thương trường, họ đang tìm kiếm một nửa dựa trên các điều kiện chứ không phải tình yêu. Ảnh minh hoạ

Khi hôn nhân trở thành thương trường, họ đang tìm kiếm một nửa dựa trên các điều kiện chứ không phải tình yêu. Ảnh minh hoạ

Đoạn clip sau khi được chia sẻ đã được cư dân mạng truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt. Nhiều bình luận cho rằng câu nói của cụ bà 95 tuổi được ủng hộ như vậy bởi nó chạm đến vấn đề nhức nhối khi nói đến các cuộc hôn nhân ở đất nước tỷ dân, đó là gánh nặng tiền bạc.

Chuyện sính lễ vẫn luôn là đề tài được đưa ra bàn luận thường xuyên. Đây là phong tục quan trọng và lâu đời ở Trung Quốc, trong đó nhà trai phải đưa cho gia đình cô dâu vì lý do "chuyển giao quyền kiểm soát cơ thể và sức lao động của phụ nữ".

Bất chấp những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm cải cách phong tục cưới văn minh, tiết kiệm, tiền sính lễ ngày càng cao đang trở thành lý do khiến nhiều người dân nước này ngại kết hôn, đặc biệt tại các vùng nông thôn, nơi tình trạng chênh lệch giới tính nghiêm trọng khiến nhiều đàn ông vẫn độc thân.

Bên cạnh đó, định kiến rằng một người chồng "đúng" đồng nghĩa với có năng lực tài chính tốt còn đặt ra một tình thế khó xử đối với nhiều phụ nữ, những người thường cảm thấy không có lựa chọn nào tốt cho họ.

"Khi hôn nhân trở thành thương trường, việc bị người ta gắn mác là điều khó tránh khỏi. Họ đang tìm kiếm một nửa dựa trên các điều kiện chứ không phải tình yêu", Shen Yifei, một nhà nghiên cứu tại Khoa Xã hội học và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình của Đại học Phúc Đán cho biết.

Đàn ông Trung Quốc phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới cưới được vợ?

Vụ việc "Sính lễ đám cưới nông thôn tính theo học lực của cô dâu: Trung cấp 100.000 NDT (hơn 360 triệu VND), đại học 150.000 NDT (hơn 542 triệu VND)" đã dấy lên làn sóng dư luận về vấn đề sính lễ đám cưới của Trung Quốc.

Theo điều tra, "sính lễ trên trời", hay đó chính là phần sính lễ có giá trị cao ngất ngưởng, thay đổi dựa theo tình hình phát triển kinh tế của các khu vực ở Trung Quốc. Thực trạng sính lễ diễn biến cực đoan đến nỗi đàn ông muốn lấy vợ chỉ cần đến hỏi giá sính lễ, vừa ý thì lập tức tổ chức đám cưới.

Theo The Paper, thành phố Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên là một trong những địa phương có "giá cô dâu", mức sính lễ cưới hỏi, cao tại Trung Quốc.

Trên thực tế, đa số người dân ở Lương Sơn đều thấy phản cảm trước thực trạng giá lễ vật cao ngất ngưởng và các đám cưới được tổ chức với quy mô "khủng". Không ít gia đình bất lực khi không thể đủ kinh tế để cưới vợ cho con, khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn.

Đối với một gia đình truyền thống nông thôn ở Trung Quốc, hôn nhân là một dạng móc nối giữa tài sản và kinh tế. Ảnh minh hoạ

Đối với một gia đình truyền thống nông thôn ở Trung Quốc, hôn nhân là một dạng móc nối giữa tài sản và kinh tế. Ảnh minh hoạ

Ở Sơn Đông (Trung Quốc), trước khi hai người quyết định yêu nhau, các cô gái phải xác định người con trai mình muốn tiến tới có thể chuẩn bị 20 cây thuốc lá, 20 bình rượu, 200kg hạt dưa, 200kg lá trà, 200kg kẹo mứt hay không.

Ở buổi đề thân (tương tự lễ dạm ngõ của Việt Nam), nhà trai phải chuẩn bị "4 vàng 1 kim cương" (dây chuyền vàng, lắc tay vàng, khuyên tai vàng, nhẫn vàng và nhẫn kim cương), có nơi còn chuẩn bị thêm tiền mặt. Đến ngày đính hôn, ngoài thuốc rượu mứt trà, nhà gái còn yêu cầu nhà trai mua nhà, thậm chí còn mua cả xe để phục vụ cho cuộc sống hôn nhân về sau.

Ở Cam Túc, sính lễ trung bình tại các vùng đồng bằng là 150.000 NDT(hơn 542 triệu VND), ở vùng núi thì cao hơn một chút với 180.000 NDT (hơn 650 triệu VND). Ngoài ra, còn có trang sức vàng, phục trang và các chi phí tổ chức đám cưới khác, tổng cộng hơn 250.000 NDT (hơn 900 triệu VND). Trong khi đó, thu nhập từ công việc làm nông mỗi năm của các hộ nông thôn chỉ dao động 20.000 NDT (hơn 72 triệu VND).

Các ý kiến của người dân đều cho rằng nên có một giới hạn nhất định về tiền sính lễ và "giá sính lễ rước dâu".

Các địa phương đã đưa ra văn bản quy định giá cô dâu trong các cuộc hôn nhân ở nông thôn không được vượt quá 80.000 nhân dân tệ (288 triệu đồng), đối với công chức không vượt quá 60.000 tệ (216 triệu đồng).

Tuy nhiên, việc quản lý vấn nạn giá quà cưới quá cao là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia chung của toàn xã hội.

Cùng cảnh đi lấy chồng giầu, người ta được tặng sổ đỏ còn tôi được mẹ chồng giao sổ nợ

Mới về nhà chồng mà tôi đã thấy sợ hãi mẹ chồng rồi, tương lai hôn nhân của tôi thật là mịt mù.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp (t/h) ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN