Chàng trai Nam Định giành vòng nguyệt quế Olympia từng đạt 9,8 điểm tổng kết tiếng Anh
Thí sinh Nam Định Phạm Thế Cường xuất sắc giành vòng nguyệt quế trận thi tuần Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 với điểm số cách biệt so với đối thủ. Cậu còn ghi dấu ấn bằng bài hát tiếng Anh phổ biến nhất thế giới, cùng thành tích học tập ngoại ngữ.
Trận thi tuần 1 tháng 3 quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 (phát sóng chiều 28/11) gồm bốn nhà leo núi thi tài: Lê Thị Diệu Thúy (THPT Trần Phú, Hà Tĩnh), Nguyễn Thế Hoàng (THTPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội), Nguyễn Thị Lý (THPT Hoài Đức B, Hà Nội) và Phạm Thế Cường (THPT Nguyễn Đức Thuận, Nam Định).
Phần thi Khởi động, Diệu Thúy đã chiếm ưu thế dẫn đầu khi giành được 100 điểm. Tiếp đến, Thế Hoàng 80 điểm, Thế Cường 70 điểm và Nguyễn Lý 10 điểm.
Phần thi Vượt chướng ngại vật có từ khóa gồm 3 chữ cái. Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: Trong tin học... là những chương trình hay đoạn mã có khả năng tự sao chép chính nó từ đối đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác, nhằm mục đích vui đùa hay phá hoại dữ liệu, hệ thống. Cả ba thí sinh có đáp án "Virus", riêng Nguyễn Lý không có đáp án.
Khi MC Khánh Vy đang chia sẻ về đáp án của các thí sinh cho câu hỏi hàng ngang đầu tiên, lần lượt Thế Cường, Nguyễn Lý, Thế Hoàng có tín hiệu trả lời từ khóa. Thế Cường và Nguyễn Lý cùng đáp án "HIV"; Thế Hoàng lựa chọn "Cúm".
Với đáp án từ khóa chính xác này, Thế Cường đã giành được 80 điểm, vươn lên vị trí dẫn đầu. Ba thí sinh còn lại điểm số vẫn giữ nguyên.
Thế Cường đã nhanh chóng giải từ khóa phần thi Vượt chướng ngại vật.
Phần thi Tăng tốc, các thí sinh đã tận dụng tốt cơ hội cải thiện số điểm. Trong đó, Nguyễn Lý, Thế Hoàng và Diệu Thúy đều có một lần có đáp án đúng và nhanh nhất để đạt số điểm tuyệt đối 40/câu hỏi.
Tuy nhiên, Thế Cường vẫn chiếm ưu thế dẫn đầu với 190 điểm. Tiếp đến, Thế Hoàng 180 điểm, Diệu Thúy 140 điểm và Nguyễn Lý 100 điểm.
Phần thi Về đích, Thế Cường lựa chọn hai câu hỏi có giá trị 20 điểm.
Cậu đã không giành được điểm trong câu hỏi đầu tiên: Luật Hình thư thời Lý, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, hiện nay được lưu giữ ở bảo tàng nào? Cậu đưa ra đáp án "Bảo tàng Quốc gia Việt Nam" không chính xác vì bộ luật này đã thất truyền, không được lưu giữ ở bảo tàng nào.
Câu hỏi thứ hai về ATM bằng tiếng Anh, Thế Cường đã để Thế Hoàng có cơ hội trả lời và giành được điểm. Thế Cường về chỗ với 170 điểm.
Thế Hoàng bước vào lượt thi của mình với 200 điểm, đã lựa chọn hai câu hỏi có giá trị 20 điểm, nhưng không thành công. Câu hỏi đầu tiên Trong bài thơ "Tương tư", nhà của nhân vật trữ tình "em" nằm ở thôn nào? Thế Cường giành quyền trả lời và đưa ra đáp án chính xác "Thôn Đông". Câu hỏi thứ hai về thí nghiệm Hóa học, Diệu Thúy giành quyền trả lời, nhưng không có đáp án đúng. Thế Hoàng về vị trí với 180 điểm.
Diệu Thúy có 130 điểm, lựa chọn hai câu hỏi có giá trị 20 điểm. Câu hỏi đầu tiên Bằng kiến thức địa lý, hãy giải thích tại sao khí áp ở cùng một điểm trên Trái Đất lại có thể thay đổi theo nhiệt độ? Thế Cường đã giành được điểm với câu trả lời "nhiệt độ càng cao khí áp càng giảm, nhiệt độ làm khối khí giãn nở, nhiệt độ càng thấp không khí co lại và dành cho khí nặng hơn vì thế khí áp tăng lên".
Tuy nhiên, Diệu Thúy đã nhanh chóng đưa ra đáp án chính xác 1m cho câu hỏi về tính toán: Một chiếc bể hình hộp chữ nhật chứa đầy nước, kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt là 8dm, 15 dm, 12 dm. Nếu đổ hết nước từ bể này sang một chiếc bể rỗng hình lập phương, độ dài cạnh 12 dm thì mực nước trong bể hình lập phương lúc này là bao nhiêu mét? Diệu Thúy về chỗ với 130 điểm.
Nguyễn Lý bước vào lượt thi với 100 điểm, lựa chọn hai câu hỏi có giá trị 40 điểm, nhưng không thành công trong việc cải thiện điểm số. Cô đã không đưa ra đáp án chính xác (Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU) cho câu hỏi đầu tiên Hai quốc gia và một khối nào là ba thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam năm 2020?
Câu thứ hai về thực nghiệm thông số kỹ thuật về gương cầu, Nguyễn Lý và Thế Hoàng đều không thể giành được điểm. Nguyễn Lý về chỗ với 60 điểm.
Kết quả chung cuộc, Phạm Thế Cường (THPT Nguyễn Đức Thuận, Nam Định) giành vòng nguyệt quế với 210 điểm. Nguyễn Thế Hoàng (THTPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội) về nhì với 160 điểm. Cùng về vị trí thứ ba, Lê Thị Diệu Thúy (THPT Trần Phú, Hà Tĩnh) 130 điểm và Nguyễn Thị Lý (THPT Hoài Đức B, Hà Nội) 60 điểm.
Ở cuộc thi tuần II, Quý II của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22, khán giả bày tỏ sự tiếc nuối cho Lương Hữu Việt...
Nguồn: [Link nguồn]