Chàng trai mê khoa học khi mới lên 2, không dùng mạng xã hội và con đường thành tỉ phú
Mới hai tuổi, Austin Russell đã thể hiện sự hứng thú với khoa học – công nghệ, thậm chí thuộc lòng bảng tuần hoàn. Với tài sản trị giá 2,4 tỉ đô la và xếp thứ 1299 trong số những người giàu nhất thế giới, chàng trai 26 tuổi vừa được tạp chí Forbes bình chọn là tỉ phú tự thân trẻ nhất.
Mới hai tuổi, Austin Russell đã thể hiện sự hứng thú với khoa học – công nghệ, thậm chí thuộc lòng bảng tuần hoàn. Năm 11, 12 tuổi anh biến ga-ra để xe của gia đình thành một phòng thí nghiệm quang học và điện từ để có thể thực hiện một số dự án và chương trình. Lúc đó anh cũng đã viết được phần mềm.
Cha mẹ Austin không làm nghiên cứu khoa học. Cha anh làm việc trong lĩnh vực bất động sản thương mại. Mẹ anh làm nhiều công việc khác nhau, kể cả diễn thuyết trước công chúng. Tuy nhiên, anh luôn nhận được sự ủng hộ của cha mẹ. Anh được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục phi truyền thống, được khuyến khích khám phá về cách thức sự vật vận hành, tại sao và như thế nào. Anh cho biết đã có một tuổi thơ tuyệt vời khi lớn lên tại Quận Cam, miền Nam California.
Trong khi các bạn đồng trang lứa hoàn thành những năm cuối ở trường trung học, anh đến nghiên cứu và làm việc tại Viện Beckman Laser. Đây chính là bàn đạp để anh vào khoa Vật lý Ứng dụng thuộc trường Đại học Standford. Sau đó 6 tháng, anh nhận được học bổng của Quỹ Thiel. Cảm thấy thời điểm đó đã chín muồi, anh thành lập doanh nghiệp để tiếp tục xúc tiến các dự án đang thực hiện. Anh nhìn thấy cơ hội trong việc tạo ra một hệ thống cảm biến mới cho xe tự hành.
Ngoài khoản hỗ trợ trị giá 100.000 USD, Russell cũng tự mình gọi vốn cho những giai đoạn đầu trong quá trình khởi nghiệp. Thêm nhiều người gia nhập công ty lúc đó đang có trụ sở tại miền Nam California, trong số đó có cả chú của anh, là một kỹ sư điện. Đến thời điểm hiện tại, công ty của anh đã có thêm văn phòng tại Thung lũng Silicon, hơn 350 nhân viên và đã gọi được tổng số vốn lên đến 250 triệu đô.
Một trong những điểm mạnh nhất của Russell là khả năng tập trung cao độ. Không giống như hầu hết những thanh niên thuộc thế hệ Gen-Z, anh hạn chế sử dụng mạng xã hội (hiện tại không có tài khoản Twitter hay Instagram). Anh cũng yêu thích việc không phải mắc nợ khoản học phí khổng lồ dành cho việc học đại học. Những điều đó đã mang lại cho anh tư duy nhạy bén để tiếp tục phát triển và tinh chỉnh công nghệ của Luminar.
Dù dịch COVID-19 đã khiến nhiều công ty gặp khó nhưng công ty khởi nghiệp Luminar của Austin Russell vẫn tăng tốc tài chính với tốc độ tối đa.
Là một thần đồng quang học, Russell đã phát triển ý tưởng cho Luminar khi mới 17 tuổi và lúc đó đang theo học ngành vật lý tại Đại học Stanford. Anh bỏ dở việc học cùng năm đó (2012) sau khi nhận được Học bổng Thiel trị giá 100.000 đô la, một chương trình do tỷ phú Peter Thiel tài trợ để hỗ trợ các doanh nhân khởi nghiệp. Cũng năm đó anh thành lập công ty Luminar Technologies. Với sự hỗ trợ từ quỹ Peter Thiel, Russell quyết tâm đưa Luminar trở nên phổ biến trong thị trường xe tự động hóa.
Tháng 12/2020, công ty của anh sáp nhập ngược với công ty mua lại để trở thành công ty đại chúng và được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq. Sau một đêm, chàng trai 25 tuổi đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất, gia nhập danh sách ưu tú bao gồm những gã khổng lồ về công nghệ như Bill Gates, Larry Page và Mark Zuckerberg.
Đối với Russell, thời gian là yếu tố cực kỳ quan trọng. Anh tham gia vào thị trường xe tự hành từ rất sớm, trước khi thị trường này bắt đầu quỹ đạo tăng trưởng đi lên. Chưa đầy một thập kỷ sau, giá trị tài sản ròng của anh ở mức 3,2 tir đô la nhờ nắm giữ khoảng 1/3 quyền sở hữu công ty của mình.
Luminar khai thác năng lượng laser bằng công nghệ Lidar (phát hiện và phân chia ánh sáng), sản xuất các cảm biến và phần mềm mà Russell đã phát triển từ khi còn là một thiếu niên.
Hiện đang là đối tác của các tên tuổi lớn như Audi, Volvo và Toyota, chàng tỷ phú sinh năm 1995 đã sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ như Tesla và hệ thống Lái xe tự động không có Lidar của hãng này. Luminar cũng cạnh tranh với các nhà sản xuất lidar laser như Velodyne và Aeva. Đây là những nhà sản xuất cảm biến công nghệ cao để giúp xe tự lái "nhìn thấy" môi trường xung quanh. Anh cũng hướng tới việc cung cấp các sản phẩm rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Mặc dù đã tích lũy được một khối tài sản lớn, mục tiêu cuối cùng của anh là hoàn thiện khả năng đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe của Lidar trong cả phương tiện hoàn toàn tự động và phương tiện có người lái.
Hai chị em nhà Andresen luôn nằm trong top tỷ phú trẻ nhất thế giới nhưng họ không phải là những người “tiêu tiền như...
Nguồn: [Link nguồn]