Chàng kỹ sư trẻ bỏ phố về quê làm nông với nhiều khát vọng
Sở hữu 2 bằng đại học Sư phạm Tin học và Kĩ sư Trồng trọt, Nep Rino lại bỏ phố trở về quê làm nông với khát vọng vừa làm kinh tế vừa phát triển du lịch tỉnh nhà.
Chân dung chàng thanh niên trẻ Nep Rino bỏ phố về quê làm nông.
Sau khi tốt nghiệp đại học Sư phạm Tin học và Kỹ sư Trồng trọt, Nep Rino (ngụ xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) ly hương sang Campuchia làm việc ở nhiều vị trí văn phòng trong 5 năm. Đến 2019, Nep Rino trở về quê nhà và bắt tay cải tạo khu vườn rộng 5 ha nằm dưới tán rừng phòng hộ núi Tà Pạ.
Chặt tỉa cây tạp theo kỹ thuật giữ lại cây cổ thụ và cây có kinh tế cao, sau đó trồng xen các cây có giá trị kinh tế khác. Cây chủ lực được Rino chọn để gieo mầm là sầu riêng, bưởi, xoài keo, chúc, chanh. Ngoài ra, Rino trồng xen canh cây màu ngắn ngày để sớm có thu nhập như: chuối, nho rừng, đu đủ, ổi… Nep Rino là thanh niên trẻ tuổi đầu tiên của huyện Tri Tôn khởi nghiệp bằng phương châm vừa giữ rừng vừa khai thác thêm giá trị kinh tế, tạo tính lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Nep Rino cho biết, khu vực đồi núi ít tai làm vườn, nhưng từ khi Rino về làm vườn thì cảm nhận bà con đã nhìn thấy được tiềm năng từ những khu vườn đã bỏ hoang và bắt tay trở lại làm nông. Tất cả những gì Rino biết đều chia sẻ với bà con hết.
Rino đã chọn những loại cây thích hợp thổ nhưỡng và vận dụng kĩ thuật chăm sóc cây đậu trái trên vùng đồi núi. Cải tạo đất, xuống giống đúng thời điểm để đón nước mưa. Hiện khu vườn đã cho cho thu nhập 100 triệu/ năm từ các loại nông sản tươi và các sản phẩm làm từ nông sản rừng như: rượu nho rừng, rượu chuối hột rừng…
Nho rừng được Nep Rino trồng xen canh cây màu ngắn ngày để sớm có thu nhập.
“Hiện tại thì mình có nhiều phương thức để bán. Bán thông qua chợ địa phương, bán thông qua bạn bè, bán trong cộng “đồng làm nông tử tế”, cửa hàng nông sản sạch, Facebook, Fangbage…nguồn hàng bán ra ổn định”, Nep Rino cho biết thêm.
Ông Thái Văn Nhân – Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang cho biết, mô hình vườn - rừng đang được áp dụng có hiệu quả tại các tỉnh khu vực phía Bắc và miền Trung. Hướng tới, trong đề án quản lý rừng bền vững, Ban sẽ đề xuất những khu quy hoạch thích hợp để phát triển mô hình vườn - rừng nhằm đa dạng hệ sinh học.
“Ban cũng động bà con trồng thêm cây lâm nghiệp có kinh tế, cây tầng thấp để phòng hộ và xen canh với cây ăn trái lâu năm. Ở những khu vực đất có điều kiện ít xung yếu thì trồng mít, xoài, dưới mít xoài trồng cây tầng thấp như dược liệu, củ quả...”, ông Thái Văn Nhân thông tin.
Khu vườn của Nep Rio tọa lạc tại núi Tà Pạ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Tuy nhiên, để khởi nghiệp từ khu vườn bỏ hoang và trồng cây trong điều kiện chưa chủ động được nguồn nước tưới, chàng kĩ sư trẻ cũng gặp phải nhiều thách thức như: Sâu bệnh, cây chết yểu, thất mùa… lớn hơn là thách thức về nguồn tài chính để bù lỗ cho giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Nep Rino chia sẻ kinh nghiệm: “Rất cần, rất cần tài chính. Bắt đầu cái gì cũng cần tiền để đầu tư. Trước khi có ý định “bỏ phố về quê” thì mình đã thủ sẵn nguồn tiền để phục vụ cho giai đoạn đầu. Mà theo thực tế từ khu vườn mình thì tới 3 năm mới có nguồn thu”.
Tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng, cô dễ dàng tìm được một công việc lương cao nhưng vẫn quyết định bỏ hết về quê nuôi lợn.
Nguồn: [Link nguồn]