Chân dài sinh viên đắt khách dịp Tết

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Áp Tết, các doanh nghiệp vào mùa quảng bá thương hiệu, đây cũng là dịp cho các SV chân dài kiếm thêm thu nhập.

Đắt “sô”

PG (Promotion Girl) tạm gọi là quảng cáo sản phẩm cho các doanh nghiệp. Công việc này dành riêng cho các bạn gái. Họ đứng giới thiệu và tiếp thị mặt hàng.

Lan (SV năm 3 ĐH Điện lực) cho biết tranh thủ tháng cuối năm em làm thêm, kiếm tiền trang trải cho tết. Qua người bạn cùng xóm trọ, cô được giới thiệu để đi tiếp thị cho hãng một hãng cafe. Có ngoại hình ưa nhìn, cao gần 1m70 nên Thảo được ưu tiên hơn so với các nhân viên khác.

Lương PG của Lan được tính theo ca, mỗi ca từ 4 -5 tiếng được 400.000 đồng. Công việc bận rộn nhưng tương đối ổn định. Tiếp thị rượu bia có những hôm khách hàng đông và cần nhiều địa điểm, sẽ được chia ca “gãy”: sáng 3 tiếng, chiều 3 tiếng. Những hôm như vậy sẽ được trả tăng thêm tiền.

Quảng cáo cho các hãng mứt, bánh kẹo ngày tết cũng khá mặc dù vất vả hơn. Càng về giáp tết, chương trình càng phải chạy nhiều.

Kim (SV năm thứ 2, Trường ĐH Hòa Bình) cũng theo chị họ để làm PG cho hãng mứt tết Hữu Nghị, Kinh Đô ở siêu thị Big C, Metro… Lương của Kim được trẻ theo ca, làm xong sẽ được trả tiền ngay. Vì thế mà cô bạn đã quen với việc chạy “sô” từ siêu thị này đến siêu thị khác.

“Tết này gom góp mấy tuần cuối năm làm PG cũng được gần 3 triệu...”- Kim  tiết lộ.

Chân dài sinh viên đắt khách dịp Tết - 1

Nữ SV làm tiếp thị cho một nhãn hàng trà. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Cạm bẫy rình rập

Do môi trường làm việc khá phức tạp, đa số những PG cho các hãng rượu phải đứng ngoài đường thậm chí vào những quán bar hoặc karaoke nên các “SV chân dài” có nguy cơ bị trêu ghẹo, quấy rối.

Trang (ĐH Văn hóa Hà Nội) vẫn còn nguyên nét mặt sợ hãi vì tuần trước bị sàm sỡ khi tiếp thị sản phẩm cho hãng thuốc lá. Bạn kể: “Miệng hắn hỏi em giá cả tút thuốc là bao nhiêu nhưng tay hắn chạm nhẹ vào ngực làm em hốt hoảng. Sợ thì sợ nhưng vẫn phải tươi cười, nói nhẹ nhàng với khách”.

Trang còn cho biết dịp Tết, lượng khách hàng thường là đàn ông nên trường hợp bị gạ gẫm dễ gặp phải. Khi tiếp thị rượu, khách hàng thường lôi kéo và bắt ép uống cùng.

Có những lần cô từ chối khéo không uống, ông khách quay ngoắt to tiếng: “Cần gọi quản lý đuổi việc không? Phục vụ khách hàng thế à?”.

Một số sinh viên nữ không chịu được môi trường làm việc của nghề này nên làm được 4,5 ngày là xin thôi.

Thảo (SV Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội) cũng thút thít kể chuyện bị bạn trai bỏ từ khi tham gia vào PG cho hãng rượu tết: “Anh ý không cho phép em làm công việc này, mấy lần đến đón em nhìn mấy gã đang đùa cợt em nên đã giận rỗi và đòi chia tay”.

Nga (SV năm 1, Học viện Ngân hàng) cũng thử sức với vai trò làm PG cho hãng rượu Sake. Đội cô đứng tiếp thị ở trước một quán karaoke ở đường Trần Duy Hưng. Nga xinh xắn, cao, ngoại hình ưa nhìn dễ lọt vào tầm ngắm của người quản lý.

Mới vào nghề, còn nhiều bỡ ngỡ, quản lý lấy cớ muốn chia sẻ kinh nghiệm riêng với Nga nên hẹn ra quán cà phê sau khi tan ca. Nhưng sau khi nói chuyện, người quản lý dỗ ngon ngọt cô với nội dung: “Nếu làm bạn gái anh thì em không phải lo gì về doanh thu cuối tháng, mọi thứ đều được ưu tiên”.

Hắn còn gạ gẫm Nga “quan hệ” ngay từ lần hẹn đầu tiên ấy. Biết được ý đồ của tên yêu râu xanh đã có gia đình, Nga một mực từ chối và bỏ về. Sau hôm đó, cô cũng quyết định xin nghỉ để chuẩn bị về ăn tết với gia đình...

Ngược lại, với những người bản lĩnh, nghề PG sẽ mang lại cho họ nhiều trải nghiệm thú vị.

Nga, một PG có kinh nghiệm chia sẻ: "Công việc này sẽ phải chấp nhận đối mặt với không ít cám dỗ, rủi ro. Điều quan trọng mỗi người cần đủ bản lĩnh, đủ khéo léo để chối từ mọi sự lôi kéo, gạ gẫm không trong sáng của khách hàng.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Linh – Phong Đăng (Vietnamnet)
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN