Chẩn bệnh hôn nhân: Vợ chồng trở nên "cấm khẩu" với nhau

Không cuộc hôn nhân nào có thể gọi là hạnh phúc nếu hàng ngày không nói chuyện với nhau ít nhất nửa tiếng đồng hồ.

Nhiều người đau đầu về hôn nhân của mình vì chẳng có gì để nói với vợ/chồng. (Ảnh minh họa)

Nhiều người đau đầu về hôn nhân của mình vì chẳng có gì để nói với vợ/chồng. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng trong thực tế hôn nhân, nhiều cặp đôi bỗng nhận ra hầu như không còn chuyện gì để nói với nhau nữa.

Sau đám cưới, họ hút vào các mối quan tâm khác như con cái, công việc, sở thích riêng của mỗi người. Thậm chí, họ không thể nhớ nổi lần cuối cùng đã có một cuộc trò chuyện thực sự với vợ (chồng) mình là khi nào nữa!. 

Cuộc sống chung hững hờ như vậy sẽ khiến cả hai bắt đầu trôi dạt ra xa nhau. Vì vậy,  nếu bạn nhận ra nguy cơ tiềm ẩn của bầu không khí im lặng này, bạn cần phải chấm dứt nó. 

Dưới đây là một số gợi ý của các nhà tư vấn hôn nhân:

Chọn đúng thời điểm bắt đầu câu chuyện

Bạn có thể lo ngại đối tác không sẵn sàng giao tiếp với mình, vì thế bạn phải chọn thời điểm thuận lợi. Tất nhiên không phải lúc chồng bạn vừa đi làm về. Có thể sau một ngày làm việc vất vả, bận rộn không ai muốn mệt óc thêm về những vấn đề gia đình.

Nếu bạn chọn thời điểm không thuận lợi, bạn sẽ nhận được những phản ứng khó chịu và kết quả trái ngược với mong muốn. Tốt nhất là chuẩn bị đồ cho anh ấy tắm. Sau một lúc đứng dưới vòi hoa sen và tiếp đến một bữa tối ngon miệng. 

Trong khi thong thả uống nước là lúc anh ta có tâm trạng sẵn sàng nghe chuyện của bạn đấy, nếu bạn nói chuyện gì mà anh ấy thích nghe. 

Giữ bầu không khí thân mật

Bí quyết khởi đầu giao tiếp hiệu quả với đối tác là chỉ nói những lời thân thiện bằng cách chấp nhận và khen ngợi. Tuyệt đối không chê bai. Tránh xa những câu trách cứ như: "Anh không chịu nghe em nói bao giờ cả". 

Hãy nói những cảm nghĩ của bạn khi thấy chồng tiếp chuyện mình: "Em rất thích khi vợ chồng trò chuyện với nhau".

Cho dù anh ấy nghe một cách lơ đãng hay chỉ đáp một vài từ cụt lủn bạn cũng đừng tự ái theo kiểu: "Em biết là anh không muốn nói chuyện với vợ.  Để dành sức còn tán tỉnh người ngoài". Những câu như thế sẽ chỉ làm cho đối tác bực mình càng không muốn nói chuyện với bạn.

Không đào bới quá khứ

Không ít người cứ thích đào bới quá khứ, moi móc những khuyết điểm từ xa xưa. Đó là cách dập tắt hứng thú nói chuyện một cách hiệu quả nhất. Nên nhớ rằng mục đích giao tiếp là để truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc hiện tại chứ không phải để phê phán quá khứ của nhau.

Nếu có những chuyện không thể không nhắc lại cho nhớ, nên chọn thời điểm khác, đang lúc vui đùa người ta dễ chấp nhận hơn.

Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng tâm trạng thư giãn, vui vẻ (Ảnh minh họa)

Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng tâm trạng thư giãn, vui vẻ (Ảnh minh họa)

Giấy bút có thể thay ngôn ngữ

Có những người khi đã nóng lên thì nói cho hả giận nhưng sau đó lại ân hận. Có một giải pháp tránh được tình trạng này là cách nói bằng giấy bút.  

Bạn có thể viết ngắn gọn trên giấy những cảm xúc của mình. Một mảnh giấy cài ở khoá cặp của chồng hay đặt bên gối khi vợ còn đang ngủ có thể là cách truyền đạt thông tin chính xác và hiệu quả.

Nếu bạn muốn nhanh thì dùng tin nhắn hay "chát" khi ở công sở. Hãy thử cách giao tiếp này, bạn có thể tìm thấy một người biết" lắng nghe" và qua đó sẽ hiểu nhau hơn.

Tín hiệu phi ngôn ngữ

Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có một cách thể hiện tình cảm là ngôn ngữ. Hãy sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ để nói lên cảm nghĩ của mình. Một động tác xoa vai, vuốt tóc có thể có sức mạnh không lời nào so sánh được. 

Hãy bất ngờ ôm chồng một cái khi anh ấy đi làm về. Tặng vợ một bó hoa nhân ngày sinh nhật. Những cử chỉ lãng mạn đó làm sống lại tình yêu thuở ban đầu. Bạn cũng có thể lau nhà hay đi đón con thay vợ. 

Những hành vi trách nhiệm sẽ không chỉ làm giảm sự vất vả của vợ mà còn chứng tỏ bạn quan tâm đến cô ấy một cách thiết thực, có ý nghĩa hơn nhiều những lời nói suông.

Thiếu thông tin liên lạc

Khi truyền thông giữa vợ chồng bị gián đoạn thường dẫn đến không hiểu nhau và tiếp tục làm những điều mà người kia không thích. Nhìn bề ngoài có vẻ không nghiêm trọng nhưng nó có thể làm cho mối quan hệ suy yếu dần, có thể dẫn đến tan vỡ. Nếu cuộc hôn nhân của bạn đã có những triệu chứng nói trên,  bạn đừng coi thường cần có biện pháp để kịp thời cứu vãn tổ ấm của bạn.

Cuộc sống sau hôn nhân của chồng là tiến sĩ, vợ chỉ học trung cấp

Khi đã thực lòng yêu thương nhau, vấn đề chênh lệch trình độ sẽ được bù đắp bằng nhiều thứ khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN