Chấm dứt hôn nhân với chồng vì lý do nhạy cảm, người trong cuộc chia sẻ nỗi lòng khó nói
Zhang cho hay, bản thân cô rất muốn làm chuyện ấy với bạn trai trước khi họ kết hôn nhưng anh ta luôn tìm mọi cách trốn tránh...
Cô Zhang, 52 tuổi đã quyết định cắt đứt cuộc hôn nhân với chồng là ông Zhou, 55 tuổi với lý do: "Của quý của anh ấy quá nhỏ, giống như của một đứa trẻ vì nó chỉ dài 5cm. Chúng tôi chưa bao giờ làm chuyện ấy trong suốt cuộc hôn nhân 4 năm của mình".
Zhang chia tay vì chồng không thể làm "chuyện ấy". Ảnh minh hoạ
Trước đó, Zhang và Zhou gặp nhau thông qua một người bạn chung của họ. 5 tháng sau khi quen nhau họ kết hôn.
Zhang cho hay bản thân mình rất muốn làm chuyện ấy với Zhou trước khi họ kết hôn nhưng anh đã tìm mọi cách trốn tránh cô và cho biết lý do là liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Và cái gì đến cũng đến, Zhang phát hiện ra vấn đề của chồng ngay trong đêm tân hôn.
"Ông ấy cũng bất lực và không thể hoàn thành trách nhiệm của một người chồng. Chúng tôi đã cãi nhau cả đêm và tôi đã hỏi anh ấy cách điều trị", cô cho hay.
Cặp đôi này đã chia tay ngay sau đó nhưng họ vẫn sống cùng nhau cho đến khi Zhang đệ đơn ly hôn chính thức.
Điều cần xem xét trước khi kết hôn
Chuyện hòa hợp tình dục
Đây là điều tế nhị nhưng cũng cần phải có sự thống nhất khi đã nên vợ chồng. Hai bạn sẽ thường quan hệ tình dục hay trừ một số trường hợp ngoại lệ? Khi nào là thời gian tốt nhất làm chuyện đó? Làm thế nào để duy trì sự hòa hợp tình dục khi đời sống vợ chồng trở nên nhàm chán? Hai bạn sẽ thống nhất cùng nhau chia sẻ về ý nghĩa và ham muốn tình dục như thế nào? Có ranh giới nào cho sự thân mật không?
Quản lý tài chính gia đình, chuyện hòa hợp tình dục,... là những vấn đề mà các đôi uyên ương cần xem xét trước khi quyết định kết hôn. Ảnh minh hoạ
Làm thế nào để quản lý nguồn tài chính gia đình?
Để tránh mâu thuẫn trong vấn đề tiền bạc, bạn cần phải xác định rõ những tài sản cá nhân nào của mình sẽ được gộp chung khi cưới, ai là người thanh toán những hóa đơn sinh hoạt gia đình, những khoản chi tiêu cần phải cân nhắc, giới hạn khoản tiền được sử dụng riêng, khi nào cần phải tham khảo ý kiến của người kia...
Ngoài ra, hai bạn cũng cần bàn thảo với nhau về cách tiết kiệm tiền như thế nào, mục tiêu tài chính của gia đình và cách để đạt đến mục tiêu đó. Bạn sẽ lập một tài khoản chung hay là chia ra nhiều tài khoản? Mỗi người sẽ có một khoản chi tiêu riêng hay không? Nếu có thì tối đa bao nhiêu?
Bạn sẽ sử dụng khoảng thời gian rảnh rỗi như thế nào?
Khi có thời gian rảnh hoặc kỳ nghỉ, hai bạn sẽ làm gì, đi chơi cùng nhau hay đi riêng? Bạn sẽ tiếp tục dành thời gian cho bạn bè như thời độc thân hay sẽ đi cùng người bạn đời của mình?
Bạn có phiền toái nào từ người bạn đời không?
Bạn hãy tự hỏi xem có điều gì người ấy làm bạn phiền lòng? Điều gì bạn làm cho chồng hoặc vợ tương lai của mình phiền lòng? Khi bạn biết rằng những thói quen hay hành vi của bạn làm phiền người ấy thì bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người kia để sửa đổi, đồng thời bạn sẽ nói cho người ấy biết cảm giác của mình chứ?
Bên cạnh đó, hai bạn cũng cần thống nhất với nhau về những vấn đề của phía nội và đằng ngoại. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, cả hai sẽ bàn bạc với nhau dù cho việc ấy có thể làm hỏng cuộc hôn nhân của bạn chứ?
Khi cân nhắc kỹ những vấn đề trên, bạn sẽ có cho mình những câu trả lời thật thỏa đáng. Hôn nhân không phải là bến đỗ của tình yêu mà chỉ đơn giản là bắt đầu một cuộc hành trình mới với những thử thách mới. Việc cân nhắc và tiên liệu thật kỹ những trở ngại có thể gặp trên đường đi sẽ giúp bạn có một cuộc hôn nhân mỹ mãn.
Monika, người đẹp đã 4 năm không gần gũi chồng khẳng định, có thể. Maria có câu trả lời khác, thiếu nữ ngày càng nghĩ nhiều đến khả năng ly hôn, bởi tình trạng thờ ơ của...
Nguồn: [Link nguồn]