Cậu bé thiên tài đạt IQ 146 khi mới 8 tuổi giờ ra sao?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Thời điểm phát hiện con trai 8 tuổi sở hữu IQ 146 cặp vợ chồng lúng túng không biết phải nuôi dạy con làm sao để tránh đi vào “vết xe đổ” của các thiên tài trước đó.

Đứa trẻ trong câu chuyện trên là Gao Yonghan hay còn được gọi là Zaizai (sinh năm 2007). Cậu khiến dư luận Trung Quốc bất ngờ vì sở hữu IQ 146 khi mới 8 tuổi, nhưng ít ai biết rằng khi mới lên 2, cậu bé từng khiến gia đình mất ăn mất ngủ vì không chịu nói, dù bạn bè cùng trang lứa đã có thể nói trôi chảy, theo China Daily.

Cậu bé Gao Yonghan bộc lộ trí thông minh từ bé. Ảnh: Sina

Cậu bé Gao Yonghan bộc lộ trí thông minh từ bé. Ảnh: Sina

Tuy nhiên, một ngày nọ, Gao Yonghan khiến gia đình bất ngờ khi có thể đếm số từ 1-10. Cụ thể, khi được bà nội bế lên lầu, bà nội đang đếm một, hai, ba để lấy nhịp bước lên cầu thang, Gao Yonghan đột nhiên tiếp lời bà và đếm các số tiếp theo.

Lên mẫu giáo, cậu bé tiếp tục bộc lộ năng khiếu với môn Toán và Đọc. Khi bạn bè ngủ trưa, em lại chăm chú ngồi đọc sách và không hứng thú với những bài học ở lớp mẫu giáo.

Thấy con mình khác thường, bố mẹ Gao Yonghan quyết định cho em học ở nhà và học thêm những kiến thức cao hơn so với trẻ mẫu giáo. Điều bất ngờ là cậu bé cũng có thể chơi sudoku và rubik rất thành thạo.

Ngoài việc thuộc bảng cửu chương khi mới 3 tuổi, Gao Yonghan cũng nắm vững những kiến thức khác của môn Toán dù chưa được dạy đến. Thậm chí, cậu bé có thể "đánh bại" các học sinh lớp 6 khi giải đề thi Olympic Toán.

Sau đó, cậu bé 8 tuổi được làm bài kiểm tra trí tuệ Wechsler - bài kiểm tra trí thông minh được quốc tế công nhận. Kết quả, Gao Yonghan đạt 146 điểm.

Có lẽ nhiều người sẽ không biết 146 điểm cho thấy điều gì, nhưng khoa học đã chứng minh rằng mức độ thông minh của người bình thường nói chung là từ 90 đến 110. Nếu mức độ thông minh vượt quá 130 điểm, nghĩa là đứa trẻ đó có biểu hiện, tố chất của một thiên tài. Rất hiếm người có thể đạt được số điểm này, và tỷ lệ trên toàn cầu là dưới 2%.

Giáo viên dạy Toán của Gao Yonghan nói em là học sinh thông minh nhất mà ông từng gặp trong 20 năm dạy học. Cậu bé có khả năng tìm ra những phương pháp giải toán độc đáo, thậm chí vượt quá khả năng hiểu biết của nhiều người lớn.

Ngoài những kiến thức trên lớp, Gao Yonghan 8 tuổi năm đó được phép học thêm kiến thức Toán, Vật lý và Hóa học của học sinh THCS - những môn mà em yêu thích. Tuy nhiên, em chỉ được học tại nhà 3 buổi mỗi tuần, không học nhiều hơn.

Do có trí thông minh vượt trội, bố mẹ của Gao Yonghan rất đau đầu vì không biết nên dạy con như thế nào cho phù hợp.

Mẹ của em nói rằng việc học của con chính là mối quan tâm lớn nhất của cả gia đình vì mọi người không muốn con trai phải đánh đổi tuổi thơ chỉ để trở thành thiên tài, nhưng cũng không muốn kìm hãm khả năng phát triển của con.

Do đó, thay vì ép con học, mẹ của Gao Yonghan hướng đến việc dạy con những điều phù hợp với năng khiếu và sở thích của con.

Ví dụ, khi phát hiện con rất nhạy cảm với các con số, người mẹ cố tình cho con ghi nhớ những chi tiết về các con số như đếm bậc cầu thang, xếp bát đũa...

Lúc 3 tuổi cậu bé thậm chí có thể "đánh bại" các học sinh lớp 6 khi giải đề thi Olympic Toán. Ảnh: Sina

Lúc 3 tuổi cậu bé thậm chí có thể "đánh bại" các học sinh lớp 6 khi giải đề thi Olympic Toán. Ảnh: Sina

Tiếp đó, mẹ của Gao Yonghan cũng cho em rèn luyện tí nhớ và phát triển tư duy logic thông qua việc đọc các bài thơ cổ, giải sudoku... Dù con có năng khiếu trong học tập, gia đình Gao Yonghan vẫn không ép em phải học càng nhiều càng tốt mà chỉ cho con học vừa phải, tránh để bị quá tải.

Hiện, Gao Yonghan đã đứng trước ngưỡng cửa trưởng thành và vẫn duy trì ước mơ trở thành một nhà toán học.

Trên thực tế, một đứa trẻ có tố chất thông minh sẽ có một số đặc điểm rõ ràng khác so với những đứa trẻ còn lại. Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết:

Tư duy nhanh, sáng tạo

Những đứa trẻ có trí tuệ vượt bậc thường sở hữu khả năng tư duy sáng tạo tốt, bộ não hoạt động rất nhanh nhạy, cho phép trẻ nảy ra những ý tưởng mới và phát triển những giải pháp mang tính đột phá.

Sự sáng tạo của trẻ được thể hiện qua khả năng nghĩ ra những phương pháp tiếp cận vấn đề không mang tính truyền thống, và luôn có cái nhìn độc đáo về thế giới xung quanh.

Tư duy sáng tạo của trẻ không chỉ đơn thuần là khả năng tạo ra những ý tưởng mới, mà còn là khả năng kết hợp các ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau và nhìn thấy những cơ hội tiềm năng trong mọi tình huống.

Đồng thời, điều này còn bao gồm khả năng trẻ thử nghiệm và khám phá những ý tưởng mới lạ một cách dũng cảm, vượt qua những thử thách và tiến xa hơn trong việc phát triển những ý tưởng sáng tạo của mình.

Thích khám phá, tìm hiểu vấn đề

Tính tò mò, ham muốn học hỏi là một đặc điểm dễ nhìn thấy của những đứa trẻ có tố chất thiên tài trong tương lai. Vì sở hữu tính tò mò mạnh mẽ về thế giới xung quanh nên nhiều đứa trẻ từ nhỏ thường rất hay nghịch ngợm. Tuy nhiên điều này đôi khi lại khiến các bậc phụ huynh hiểu lầm, cho rằng con cái không ngoan ngoãn.

Dẫu vậy thì bố mẹ cần nhận ra sớm đặc điểm tính cách tò mò, thích khám phá của trẻ là do con không chỉ hài lòng với những kiến thức hiện có, mà luôn muốn đi sâu vào chủ đề và tìm hiểu kỹ càng mọi thứ xung quanh.

Những đứa trẻ thông minh thường đặt ra rất nhiều câu hỏi sáng tạo và sâu sắc, rất thích tìm hiểu về những khía cạnh phức tạp trong cuộc sống. Luôn luôn theo đuổi việc học, khám phá và khai mở bất kỳ vấn đề gì ở quanh trẻ, dù là việc nhỏ nhất cho đến quan trọng nhất.

Mức độ tập trung cao

Những đứa trẻ thông minh, có tố chất thiên tài được biết đến với khả năng tập trung ở mức độ cao hơn đứa trẻ bình thường khác. Trẻ thông minh có khả năng tập trung sâu và dành thời gian lâu hơn cho một nhiệm vụ cụ thể hoặc một lĩnh vực nhất định. Điều đặc biệt là trẻ có khả năng duy trì sự tập trung cao độ và không dễ bị phân tâm bởi tác động bên ngoài.

Những đứa trẻ này sẽ biết cách đặt mục tiêu và tận dụng tối đa thời gian, cũng như năng lượng để nghiên cứu và khám phá lĩnh vực mà trẻ quan tâm. Bằng cách loại bỏ các yếu tố gây phân tâm và tập trung vào mục tiêu, trẻ có thể tiến xa và đạt được nhiều thành quả xuất sắc trong tương lai.

Khả năng tập trung cao độ của đứa trẻ thông minh không chỉ đến từ sự quyết tâm mà còn từ việc hiểu rõ giá trị của việc tập trung. Trẻ sớm nhận ra rằng, để đạt được thành công nổi bật thì sự tập trung là yếu tố quan trọng. 

Trên thực tế, theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chỉ số IQ của một đứa trẻ chủ yếu phụ thuộc vào di truyền từ bố mẹ, tuy nhiên nền giáo dục và dinh dưỡng mà trẻ nhận được trong quá trình trưởng thành cũng có sự liên quan mạnh mẽ. 

Nếu muốn con mình đạt chỉ số IQ cao, bố mẹ có thể bắt đầu từ việc nắm bắt những "giai đoạn vàng" để cung cấp một môi trường phát triển tốt nhất cho trí não của trẻ. 

Thời điểm ba năm từ sơ sinh đến 3 tuổi rất quan trọng đối với bé và cũng là "giai đoạn vàng" phát triển trí tuệ. Chính vì thế cho nên bố mẹ cần tập trung bổ sung đầy đủ các nguyên tố bao gồm đạm, DHA, kẽm... và ăn kết hợp thịt, rau trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để não bộ được phát triển, kích thích hoạt động tối ưu nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Yasha Ashley, thần đồng 21 tuổi, người có bằng tiến sĩ trẻ nhất nước Anh sau khi vào đại học ở tuổi 12. Thành tích này đưa anh ấy vào nhóm ưu tú gồm những cá nhân tài năng nhất nước Anh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung (t/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN