Cậu bé bị nhốt sống chung với gà suốt 22 năm và hành trình hoà nhập lại với con người

Sự kiện: Giới trẻ 2025

Sống cùng gà từ nhỏ, bị trói như thú vật suốt 22 năm, cho đến giờ, dù được dạy dỗ vẫn chưa nói được tiếng người... là bi kịch của cậu bé gà Sujit Kumar.

Bức ảnh về Sujit Kumar được nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten dàn dựng, tái hiện quãng thời gian cậu bé sống chung với bầy gà.

Bức ảnh về Sujit Kumar được nhiếp ảnh gia Julia Fullerton-Batten dàn dựng, tái hiện quãng thời gian cậu bé sống chung với bầy gà.

Cậu bé Sujit khoảng 8 tuổi khi được phát hiện đang kêu cục cục, đập vỗ các cánh tay và cư xử như một con gà ở giữa đường tại Fiji, một quốc gia gần với Châu Đại Dương, gần với Suva, năm 1978.

Cậu bé dùng miệng nhặt thức ăn, nằm thu mình trên một cái ghế giống như gà đậu để ngủ và luôn dùng lưỡi tạo ra các âm thanh lách cách. Mẹ anh sau khi sinh con đã tự tử trong khi bố anh thì bị giết hại. Mọi người tin rằng từ năm 2 tuổi, Sujit đã phải sống chung chuồng với gà.

Hàng xóm biết tình hình của Sujit nhưng không ai làm gì đó để giúp đỡ cậu bé đáng thương này. Năm lên 8 tuổi, Sujit bị chuyển đến sống ở nhà của ông ở Suva, nơi anh bị trói như một chú chó dại trên giường.

Điều này tiếp diễn trong suốt 22 năm. Không ai biết phải làm gì với một chàng trai trẻ không biết nói và có biểu hiện như loài gà.

Sau đó, Sujit tình cờ gặp được nữ doanh nhân Elizabeth Clayton, người New Zealand, lúc anh đã 31 tuổi và được bà giải cứu và bảo hộ.

Elizabeth nhớ lại rằng Sujit khi đó nhỏ bé, bị lở loét khắp người và rất hoang dại khi cố gắng cắn bà. Mỗi khi căng thẳng, Sujit sẽ phát ra những tiếng kêu như gà. Nhờ sự giúp đỡ của Elizabeth cùng các chuyên gia, Sujit dần dần biết cách cư xử như con người. Anh biết phản ứng trước ngôn ngữ và tín hiệu, học cách hành xử như con người.

Cậu bé bị nhốt sống chung với gà suốt 22 năm và hành trình hoà nhập lại với con người - 2

Sujit dần dọc được cách hành xử như con người.

Sujit dần dọc được cách hành xử như con người.

Để chăm sóc Sujit tốt hơn, Elizabeth đã chuyển anh đến sống ở Happy Home, một tổ chức được thành lập để giúp đỡ những đứa trẻ bị khiếm khuyết. Nơi đây cho Sujit một môi trường để giao tiếp và lắng nghe cuộc nói chuyện của mọi người.

Mọi người ở đây cũng cùng chung tay giúp đỡ Sujit. Họ nói rằng nếu Sujit không hành xử "bình thường" thì sẽ không ai thèm nói chuyện với anh. Ngoài ra, Sujit còn tiếp nhận trị liệu, giúp anh có thể duỗi thẳng các ngón tay thay vì cong chúng lại như gà. Đôi giày chỉnh hình được làm riêng cho Sujit để giúp anh đi lại như bình thường.

Dù còn chưa nói được, nhưng anh đã biết cười để tỏ vẻ mình thoải mái và hạnh phúc.

Sujit đã biết cười để tỏ vẻ mình thoải mái và hạnh phúc.

Sujit đã biết cười để tỏ vẻ mình thoải mái và hạnh phúc.

Trước và sau Sujit, đã từng có nhiều đứa trẻ gặp phải nỗi bất hạnh khi bị người lớn bỏ rơi và được động vật cưu mang lớn lên. Có bé sống cùng bầy chó hoang, có bé sống cùng lũ khỉ ở trong rừng, thậm chí là chó sói... Khi trở lại với xã hội loài người, tất cả những còn người bất hạnh trên đều phải mất một thời gian dài mới hòa nhập một phần được với cuộc sống.

Cận cảnh cuộc sống mới của cậu bé “cô độc trong rừng” ở Tuyên Quang

Nhờ sự lan tỏa của cộng đồng, giờ đây, cuộc sống của cậu bé “sống cô độc trong rừng” Đặng Văn Khuyên (Trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Khôi (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN