Cản chị dâu đừng đưa con về quê ăn Tết, chị đáp lời khiến nước mắt tôi chực trào
Cách đây nhiều năm, anh trai tôi đã qua đời vì tai nạn giao thông rồi.
19 tuổi, chị đã về làm dâu nhà tôi. Chị nhỏ hơn anh tôi 8 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, mặt lại trẻ hơn so với tuổi nên ngày cưới, bạn bè anh và hàng xóm láng giềng ai nhìn cũng xuýt xoa: “Ôi sao nhìn như học sinh cấp 2 đi lấy chồng vậy!”.
Chị dâu tôi là con gái cưng trong gia đình 2 trai 1 gái. Về làm dâu khi tuổi chưa đầy 20, cái tuổi vẫn còn vô lo vô nghĩ nên lúc mới gả vào nhà, chị còn nhiều cái bỡ ngỡ lắm vì chưa quen với việc làm dâu như nếp thời xưa.
Bố mẹ tôi thì rất cổ hủ, ông bà vẫn giữ những thói quen như con dâu đi đâu phải xin phép kể cả về nhà ngoại, dâu phải dậy sớm cơm nước, lễ Tết giỗ chạp dâu phải thức khuya dậy sớm để lo toan... Vì thế, những năm đầu sống chung, chị dâu và mẹ tôi mâu thuẫn suốt. Tôi phải nói với bố mẹ rất nhiều để ông bà thay đổi suy nghĩ lạc hậu ngày xưa, dần dần mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu mới vơi bớt.
Bố mẹ tôi rất cổ hủ, nên những năm đầu sống chung, chị dâu và mẹ tôi mâu thuẫn suốt. (Ảnh minh họa)
Khi con đầu lòng được 1 tuổi, chị dâu cùng anh trai tôi đi xa lập nghiệp và công việc kinh doanh của anh chị phất lên nhanh chóng. Từ khi sống riêng, mối quan hệ giữa chị và mẹ tôi ngày càng được cải thiện. Mẹ dần thay đổi, nghĩ thoáng hơn và chị dâu cũng ngày càng chín chắn hơn.
Sau đó chị sinh thêm 2 đứa con, mẹ tôi vào ở cùng anh chị để trông cháu và lần này ở chung đã không còn mâu thuẫn nào nữa. Chị dâu ngày càng trẻ xinh, anh trai tôi thì yêu chiều vợ thương con, cuộc sống cũng được cho là hạnh phúc, viên mãn. Cứ ngỡ cuộc sống như thế sẽ bình yên trôi qua cho đến một buổi chiều tai họa ập đến.
Anh trai tôi bị tai nạn giao thông không qua khỏi, để lại chị với 3 đứa con còn đang tuổi ăn tuổi học. Bố mẹ tôi sốc và suy sụp rất nhiều, còn chị dâu ngất lên ngất xuống. Những gì gia đình trải qua trong khoảng thời gian đó đã ám ảnh tôi đến tận bây giờ.
Lo xong việc của anh, trước mặt cả nhà chị dâu đã bình tĩnh nói với bố mẹ:
- Con biết bố mẹ rất đau lòng, con cũng vậy. Anh ấy đi, người vất vả nhất là con, nhưng con cũng phải cố gắng, chỉ mong từ giờ bố mẹ gắng gượng lên và hãy coi con là con gái trong nhà.
Khi anh trai mất, bố mẹ tôi suy sụp rất nhiều, chị dâu thì ngất lên ngất xuống. (Ảnh minh họa)
Từ ngày đó, bố mẹ tôi cũng thực sự coi chị như con gái. Thực tế, mẹ còn xót chị dâu hơn cả tôi và chị gái tôi.
Về phía chị dâu, anh không còn, chị trở nên trầm lặng hơn. Nhiều lúc tôi cứ sợ chị gục ngã mất nhưng ngược lại, chị ngày càng mạnh mẽ hơn, trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ trên thương trường và chăm bẵm 3 con rất tốt.
Điều đáng quý hơn cả là dù không còn chồng, cũng chẳng ai bắt ép nhưng Tết năm nào chị cũng đưa các con vượt chặng đường 1.500km về quê ăn Tết cùng ông bà nội. Một năm nữa lại sắp qua, tôi và mẹ xót chị, xót các cháu nên tôi đã gọi điện khuyên chị đừng về mà tốn kém, vất vả. Nào ngờ chị đáp lời:
- Chừng nào bố mẹ không còn thì chị sẽ về ít lại, còn bây giờ Tết nhất chị muốn con cháu về để ông bà được an ủi.
Nghe lời chị nói mà tôi nghẹn ngào, nước mắt chực trào. Tôi thương chị dâu tôi quá, thương đến đau lòng và nhiều đêm trằn trọc.
Nhiều lúc tôi khuyên chị nên đi bước nữa nhưng chị chỉ lắc đầu. Chị nói, chị chưa từng nghĩ đến chuyện ấy, chỉ mong sao con cái trưởng thành là được. Nhưng nhìn bóng chị một nách 3 con mà tôi xót xa quá…
Bẵng cái đã gần 10 năm trôi qua. Đột nhiên hôm nọ chị dâu cũ đến tận nhà tìm tôi, nói muốn vay 200 triệu để góp thêm vào cho con trai mua nhà cưới vợ.
Nguồn: [Link nguồn]