Cảm nhận không khí chợ Tết qua bộ ảnh của nữ sinh Đại học Vinh
Chợ Tết là một phần không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về. Đó là bức tranh tái hiện rõ nhất những nét văn hóa màu sắc của người Việt. Từ 23 tháng Chạp, không khí chợ Tết được thể hiện rõ nét hơn cả. Và lấy cảm hứng từ đó, Việt Hà – cô nữ sinh của trường Đại học Vinh đã lên ý tưởng thực hiện bộ ảnh đón Xuân, mang không khí Tết gửi gắm qua từng khung hình.
Nguyễn Việt Hà (sinh năm 2002) hiện đang là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh của trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh. Bên cạnh công việc học, Việt Hà còn được biết đến là người mẫu ảnh tự do. Lấy cảm hứng từ không khí chợ của những ngày Tết, Việt Hà đã lên ý tưởng và thực hiện chụp ảnh tại chợ Vinh, cũng là quê hương của cô bạn. Bộ ảnh mang lại những màu sắc thân thương, bình dị của hình ảnh chợ quê, hòa quyện với “hơi thở” ngập tràn của không khí ngày Tết.
Việt Hà chia sẻ: “Vào những dịp Tết đến xuân về, có thể nói, nơi đầu tiên mà chúng ta cảm nhận được một mùa Tết nữa lại về, mạnh mẽ nhất, là khi ghé qua chợ. Nó mang lại cho mình được sự tấp nập, người người đua nhau đi sắm Tết, tuy đông đúc chật hẹp nhưng rất vui và háo hức. Qua bộ ảnh, mình muốn gửi đến cho mọi người một không khí Tết đang tràn về, cho những người con xa quê hương có thể cảm nhận đuọc sự ấm áp đấy”.
Khác với những bộ ảnh Tết tước đây chỉ dựng bối cảnh trong studio, bộ ảnh này của Việt Hà mong muốn mang đến cho người xem sự chân thực mang nhiều ý nghĩa, cảm xúc,... Có thể nói, Tết nguyên đán là một dịp rất đặc biệt không chỉ với riêng Hà mà còn đối với tất cả mọi người. Tết chính là thời điểm mà các thành viên trong gia đình sum họp, đoàn tụ và quay quần nên nhau. Mỗi người sẽ đều có những dự định riêng cho mình, cùng nhau mua đồ sắm Tết, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa,...
Bắt đầu từ ngày Lễ cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng. Theo phong tục cổ truyền, Táo quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và 1 bà, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt xưa. Vậy nên với Việt Hà, ngày đưa ông Táo về trời mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sung túc hơn trong năm mới và mang những điều đọng lại trong năm cũ đi. Mỗi khi đến Tết ông Công, ông Táo dường như không khí Tết luôn rộn ràng, náo nhiệt hơn hẳn, mọi nhà đều đi mua cá chép về thả, sắm lễ dâng lên bàn thờ. Và, bản thân Hà cũng vậy, nó mang lại cho cô một cảm giác rất mới. Song, đó cũng là cách để Hà chào đón một năm mới lại đến gần.
Với những dự định trong năm mới, Việt Hà cũng cho biết, trước một sự khởi đầu mới, ai ai cũng có mục tiêu cho riêng mình và cô bạn cũng vậy. Mục tiêu của Hà trong năm tới sẽ là hoàn thành tốt công việc hiện tại, kể cả việc học và sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt nhiều thành quả hơn so với những năm cũ.
Nguồn: [Link nguồn]
Từ xưa đến nay, áo dài là một trang phục truyền thống gắn liền với phụ nữ Việt Nam. Khoác lên mình tà áo dài trắng, Đào Ngọc Vân như dịu dàng và đằm thắm hơn.