Cách xử lý của con dâu khi bị mẹ chồng coi thường
Đối với một người mẹ chồng suốt ngày chỉ biết săm soi bắt bẻ con dâu, tốt nhất bạn không nên nhẫn nhịn mãi...
Dù cố gắng lấy lòng mẹ chồng nhưng bà luôn tỏ thái độ khó chịu với cô. (Ảnh minh họa)
Trong hôn nhân, mỗi người chúng ta cần phải hiểu rõ vị trí của mình ở đâu. Một số cô gái hy vọng mẹ chồng coi mình như con gái, một số mẹ chồng mong con dâu coi mình như mẹ đẻ. Thế nhưng, mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu dù tốt đến đâu vẫn có một sự thật không thể chối cãi, đó là không cùng huyết thống. Mặc dù trong thực tế vẫn tồn tại một vài gia đình có mẹ chồng và con dâu yêu thương nhau như ruột thịt nhưng đó chỉ là trường hợp hiếm hoi. Vì thế, bạn cần đối mặt với thực tế này một cách trực diện.
Trước khi kết hôn, bạn cần tỉnh táo nhận ra một điều rằng, càng hy vọng bao nhiêu sẽ càng thất vọng bấy nhiêu. Chúng ta có thể cố gắng để dung hòa mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhưng không thể kiểm soát hành vi của nhau.
Khi cô mới kết hôn, mẹ chồng đã dặn anh phải đối xử tốt với vợ. Nghe những lời này, cô cảm thấy rất vui khi mình có một gia đình chồng tốt như vậy, khiến bản thân ngập tràn hy vọng về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ không như mọi người kể. Nói về mẹ chồng của cô, bà là người rất chăm chỉ, chồng mất sớm nên ở vậy tần tảo nuôi 2 con khôn lớn. Cô cũng có một chị dâu vừa mới lập gia đình.
Vì mẹ chồng làm ca đêm nên cô thường dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà. Hàng xóm ghen tỵ với mẹ chồng cô vì có con dâu đảm đang nhưng bà cho rằng, người trẻ thì nên dậy sớm, phận làm dâu con trong nhà đương nhiên phải dậy nấu ăn.
Mỗi khi đến dịp lễ, cô đều không tiếc tiền mua quần áo mới cho mẹ chồng nhưng bà lại nói cô đừng có tiêu tiền bừa bãi. Đặc biệt, mỗi khi cô mua mỹ phẩm bà đều nói bóng gió cô lãng phí tiền. Về vấn đề này, mẹ chồng thường trách cô là người hoang phí, không biết giữ của cho gia đình.
Sau khi chị dâu lấy chồng, chị cũng ít khi về thăm nhà. Thỉnh thoảng chị dâu mới về, ăn vội miếng cơm rồi rời đi. Thế nhưng, mỗi khi nhắc tới con gái, mẹ chồng không tiếc lời khen ngợi. Thậm chí bà còn khoe với hàng xóm con gái mua cho quần áo, thuốc bổ… lúc nào cũng biết suy nghĩ cho mẹ mình hơn là con dâu.
Nghe hàng xóm kể lại, cô cảm thấy rất khó chịu, rõ ràng mình cũng mua không ít đồ cho mẹ chồng nhưng chưa bao giờ bà vui vẻ lấy một lần. Trong những câu chuyện với hàng xóm, bà thường hay phàn nàn về con dâu vụng về, không được như bản thân mong đợi, thường so sánh với con gái mình.
Mỗi lần như vậy, cô cảm thấy rất mệt mỏi, đi làm đã mệt, về nhà nghe thêm những lời phàn nàn này khiến cô bực mình. Lần này cô quyết định lên tiếng: “Hầu hạ mẹ mỗi ngày cũng không bằng con gái thỉnh thoảng tới”.
Nghe con dâu nói như vậy, mẹ chồng liền phản bác: “Nhập gia tuỳ tục, con làm dâu nhà này thì mẹ phải dạy dỗ con lại”.
Nghe xong lời mẹ chồng, cô đáp lại một cách đanh thép: “Vâng! Mẹ cứ thoải mái dạy dỗ con đi nhưng tới lúc ốm đau bệnh tật, mẹ hãy gọi con gái mình tới chăm sóc nhé”.
Nghe xong câu nói này, mẹ chồng cô cứng miệng không đáp lại thêm lời nào.
Mẹ chồng và con dâu nên học cách tôn trọng và hòa thuận với nhau thay vì hoạnh họe, bắt lỗi nhau cả ngày. Suy cho cùng, con dâu mới là người chăm sóc mẹ chồng những lúc ốm đau sau này. Nếu không đối xử tốt với con dâu, gia đình lục đục, dễ dẫn tới tan vỡ không mong muốn.
Cô không ngờ rằng, sau khi ly hôn gia đình chồng cũ vẫn muốn tiếp tục giày vò mình bằng một lời yêu cầu quá đáng đến...
Nguồn: [Link nguồn]