Bố mẹ bạn gái yêu cầu một thứ vô lý mới cho cưới, chàng trai dứt khoát chia tay người yêu
Cô gái suy sụp, khóc lóc gọi cho người yêu để thuyết phục bạn trai nếu còn yêu cô thì nên tìm ra giải pháp để làm hài lòng bố mẹ.
Sau 8 năm yêu nhau, một cặp đôi ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vui vẻ lên kế hoạch làm đám cưới.
Gia đình nhà trai đã chuẩn bị khoảng 250.000 tệ (hơn 824 triệu đồng) để đưa cho nhà gái. Nhưng con số mà bố mẹ cô dâu yêu cầu lớn hơn rất nhiều. Nhà gái yêu cầu 380.000 tệ (hơn 1,2 tỷ đồng) tiền sính lễ, gần gấp đôi mức trung bình 200.000 tệ (hơn 629 triệu đồng) ở địa phương.
Dù đã cố gắng thuyết phục nhưng nhà gái vẫn từ chối giảm giá cho nhà trai. Bố mẹ cô gái cho rằng cô con gái xinh đẹp của họ xứng đáng với giá cao.
Nhận được tin nhắn chấm dứt quan hệ từ bạn trai vì không thể chấp nhận được số tiền sính lễ mà nhà gái đòi hỏi khi đang ăn tối với bạn bè, cô gái suy sụp, khóc lóc và gọi điện cho người yêu để thuyết phục bạn trai nếu còn yêu cô thì nên tìm ra giải pháp để làm hài lòng bố mẹ.
Cô gái bị bạn trai chia tay vì bố mẹ đòi sính lễ quá cao. Ảnh minh hoạ
"Chuyện gì xảy ra? Tại sao lại chia tay? Mối quan hệ 8 năm của chúng ta không đáng giá 380.000 tệ sao?".
Chàng trai nói rằng bản thân không đủ khả năng đáp ứng tiền sính lễ và không biết nói gì thêm rồi kết thúc cuộc gọi.
Câu chuyện thu hút sự quan tâm của dư luận, nhiều người đã để lại bình luận trên mạng xã hội xứ Trung: "Gia đình cô ấy đang bán con gái của họ"; "Bố mẹ cô gái đang cố moi sạch túi của gia đình nhà trai phải không vậy?"....
Tiền sính lễ tăng cao, đàn ông Trung Quốc khó lấy vợ
Một người đàn ông ở Phúc Kiến kêu gọi chính phủ can thiệp để kiềm chế vấn nạn sính lễ "tăng chóng mặt" khiến cơ hội lấy vợ của nam giới Trung Quốc ngày càng thu hẹp.
"Đó không phải là thứ một người làm công ăn lương có thể gánh được. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo giúp giải quyết vấn đề", cư dân ở Phủ Điền gửi đơn kiến nghị tới bí thư thành ủy Phúc Kiến (đông nam Trung Quốc), đăng trên một bảng tin trực tuyến của tỉnh này.
Người này tuyên bố, chi phí trung bình cho một sính lễ đám cưới ở Phủ Điền năm 2023 là 780.000 tệ (2,7 tỷ đồng), ở những nơi giàu hơn như thị trấn Trung Môn và Đông Trang có thể từ 800.000 đến 2 triệu tệ (2,8 tỷ đến 7 tỷ đồng).
Nam giới Trung Quốc kêu cứu vì sính lễ quá cao. Ảnh minh hoạ
Chính quyền thành phố Phủ Điền cho biết đã điều tra và xác nhận phản ánh là đúng nên cam kết sẽ xây dựng "một cơ chế bền vững" để kiềm chế các hành vi không lành mạnh.
Vài năm qua, Phủ Điền, cùng với một số địa phương khác đã kêu gọi người dân thay đổi nếp sống, hạn chế quà đính hôn, kêu gọi mức sính lễ không quá 180.000 tệ (hơn 600 triệu đồng). Tuy nhiên, những lời kêu gọi này không có tác dụng.
Bức thư của cư dân Phủ Điền đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên các mạng xã hội. Nhiều người chỉ trích số tiền khổng lồ chi cho sính lễ, nói rằng các gia đình "đang bán con gái" và "phô trương sự giàu có".
Những người khác lập luận rằng truyền thống quy định hầu hết các bậc cha mẹ phải tặng quà cho cặp vợ chồng mới.
"Ở Phủ Điền, nếu có lễ vật đính hôn trị giá một triệu tệ, trong hầu hết các trường hợp cha mẹ cô dâu sẽ trao hồi môn với con số tương đương. Tất cả tài sản đều thuộc về cặp đôi mới cưới", một người dùng khác trên mạng xã hội Weibo lập luận. Một số người khác cho biết ở tỉnh Giang Tây cũng tương tự.
Gia tăng chi phí sính lễ mạnh nhất ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, hoặc các tỉnh phía nam như Phúc Kiến. Một số trường hợp, các gia đình cạnh tranh xem ai có thể chi nhiều tiền nhất cho đám cưới hoặc tổ chức một hôn lễ hoành tráng hơn, khiến nhiều cặp đôi chìm trong nợ nần sau khi về chung một nhà.
Anh Zhang, một người gốc Phủ Điền, hiện làm việc ở Phúc Châu cho biết "giá cô dâu ở Phủ Điền cao" luôn là chủ đề nóng trên mạng. "Có một gia đình trong làng tôi 'thách giá' cô dâu lên tới 1,2 triệu tệ. Một người họ hàng của tôi ở làng bên cạnh đang cần 2 triệu tệ để cưới vợ trong năm nay", Zhang nói.
Tuy nhiên, không phải mọi nơi ở Phủ Điền đều đòi sính lễ cao, có nơi chỉ khoảng 100.000 tệ nếu hai gia đình thương lượng được.
Theo truyền thống Trung Quốc, sính lễ là một phần trong lễ kết hôn, bao gồm tiền mặt và những món quà khác như vàng, đồ trang sức để trao cho nhà gái. Các cô dâu cần phải đeo vàng khi kết hôn, thậm chí đeo tất cả vàng có được lên cơ thể. Một trong các mục đích là để chứng tỏ rằng gia đình nhà mẹ đẻ rất có thế lực và họ sẽ không bị ức hiếp khi gả vào nhà trai.
Tỷ lệ chênh lệch giới tính ở Trung Quốc (104 nam so với 100 nữ vào năm 2022) cũng góp phần khiến quà cưới cao "tăng phi mã".
Nguồn: [Link nguồn]
Tôi không thể ngờ rằng, người đàn ông giầu có phong lưu ấy lại là bố chồng tương lai của tôi.