Bỏ công việc trong mơ với mức lương 9 tỷ/năm ở Facebook vì không chịu nổi điều này

Eric Yu, kỹ sư phần mềm người Mỹ, 28 tuổi, từng làm việc tại Meta, công ty mẹ của Facebook đã chia sẻ câu chuyện từ bỏ mức lương đáng mơ ước 370.000 USD/năm (9 tỷ đồng) vì không chịu nổi áp lực về tinh thần.

Hoảng loạn khi làm việc ở môi trường áp lực

Eric Yu kể lại: Vào năm 2016, sau một loạt cuộc phỏng vấn với Google, Meta và Palantir, tôi đang trên chuyến bay trở về nhà thì nhận được thư mời làm kỹ sư phần mềm từ Facebook. Lúc ấy, tôi có cảm giác lâng lâng như trên mây. Vài ngày sau, tôi cũng nhận được lời đề nghị từ Google.

Có được những lời mời làm việc như thế này từng là mục tiêu lớn của tôi. Tôi đã học hành chăm chỉ và cuối cùng đã tìm thấy hướng đi cho cuộc đời. Nhưng tôi khá phân vân giữa Facebook và Google.

Vào thời điểm đó, Facebook có vẻ giống một công ty khởi nghiệp hơn và ít mang tính "công ty" như Google. Tôi cũng thích khuôn viên hơn nên đã chọn Facebook.

Áp lực công việc khiến Yu hoảng loạn. Ảnh minh họa.

Áp lực công việc khiến Yu hoảng loạn. Ảnh minh họa.

Năm rưỡi đầu tiên ở Facebook khá tuyệt. Tôi là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học, người có đôi mắt sáng ngời và hào hứng với công việc của mình. Nhưng khoảng hai năm rưỡi sau, tôi bắt đầu cảm thấy bồn chồn.

Một ngày điển hình của tôi bắt đầu lúc 7h, tôi làm việc đến trưa, ăn trưa và họp vài lần, sau đó quay trở lại với khối công việc viết code cường độ cao từ 14h30 đến 17h.

Ngay cả sau giờ làm, tôi vẫn không thể ngừng làm việc khi vẫn miên man suy nghĩ về những vấn đề ở công sở và những gì cần làm. Áp lực và môi trường làm việc trong lĩnh vực công nghệ khiến tôi khó có thể ngắt kết nối sau giờ làm việc.

Vào tháng 11/2019, tôi trải qua cơn hoảng loạn đầu tiên khi đang làm việc ở nhà. Lúc đó là khoảng 16h ngón út bên trái của tôi tê cứng hoàn toàn. Lúc đầu, tôi phớt lờ, nhưng mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn: Một giờ sau, tai tôi ù đi và tim đập rất nhanh.

Tôi như bị mất kết nối với mọi thứ và cảm thấy những dòng suy nghĩ tuôn trào. Nó giống như một con đập nước sắp vỡ đến nơi.

Tôi càng cố gắng ngăn chặn dòng cảm xúc thì thứ cảm giác đó càng bùng phát. May mắn thay, bạn gái Wanda (hiện là vợ sắp cưới của tôi) có mặt kịp thời và nhận ra đó là một cơn hoảng loạn.

Vào thời điểm đó, tôi không biết cơn hoảng loạn là gì và tôi nghĩ là chuyện chỉ xảy ra một lần. Nhưng các tháng tiếp theo, tình trạng này tiếp diễn và ngày càng trầm trọng hơn.

Trong sáu tháng, từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020, tôi đã ở trong những tháng ngày tồi tệ nhất của cuộc đời. Mỗi ngày trôi qua đều cảm thấy công việc nặng nhọc: Tôi không biết mình đang làm gì và tại sao vẫn làm việc. Hiệu suất của tôi bắt đầu giảm - tôi không thể tập trung để viết những dòng mã kịp tiến độ.

Trong các đánh giá về công ty công nghệ lý tưởng nhất để làm việc, Facebook luôn nắm giữ một thứ hạng cao. Thậm chí, theo một đánh giá mới đây được Glassdoor đưa ra, dựa trên các phản hồi, đánh giá, nhận xét của chính các nhân viên, Facebook còn xếp ở vị trí số 1 trong số những công ty công nghệ của Mỹ đáng làm việc nhất với điểm số đánh giá 4,6.

Một nhân viên tại đây chia sẻ: “Facebook mang đến cơ hội được phát triển sản phẩm mà hàng tỷ người trên khắp thế giới sử dụng. Những đặc quyền tuyệt vời như chăm sóc sức khỏe, đồ ăn, môi trường, phương tiện đi lại và lương thưởng cùng với đó là văn hóa tập trung vào vấn đề kết nối thế giới.” Dù vậy, không phải tất cả các công việc tại mạng xã hội này đều là trong mơ. Có rất nhiều góc khuất bên trong Facebook mà bạn chưa biết tới.

Với hàng tỷ người dùng, số lượng thông tin được cập nhật mỗi phút trên Facebook là một con số khổng lồ. Mạng xã hội này cũng có cơ chế kiểm duyệt thông tin khá gắt gao và những người đừng sau công việc này là những nhân viên quản lý nội dung. Và đúng với tên gọi của mình, công việc của họ không trong mơ một chút nào khi phải liên tục xem những nội dung kì quái và đôi khi ghê rợn được nhiều người đăng lên Facebook để kiểm duyệt.

Theo một thống kê từng được đưa ra, Facebook có khoảng 1.000 nhân viên quản lý nội dung. Điểm chung của những nhân viên này nằm ở đồng lương rẻ mạt cùng với đó là tình trạng thường xuyên cảm thấy kiệt sức do tiếp xúc quá nhiều với những thông tin độc hại.

Một nhà tâm lý thậm chí còn cho rằng một số người sau khi làm vị trí này có thể gặp phải rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Có lẽ cũng vì lý do này mà trung bình một nhân viên quản lý nội dung chỉ là việc trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Đi quá giới hạn

Meta có tiêu chuẩn khá cao khi nói đến chất lượng viết mã và có những đánh giá khắt khe. Tại các công ty khác mà anh chàng từng thực tập, việc đánh giá code rất dễ dàng. Nhưng tại Meta, người ta nhấn mạnh vào việc viết code đúng cách và bạn phải tuân theo các mẫu thiết kế và phong cách cụ thể.

Theo Yu: Đôi khi có một số căng thẳng và tôi đã nhận được phản hồi gay gắt về cách sửa mã sau nhiều lần xem xét. Điều đó khiến tôi cảm thấy tồi tệ.

Yu cho rằng công việc làm dù lương cao nhưng quá căng thẳng và tồi tệ. Ảnh minh họa.

Yu cho rằng công việc làm dù lương cao nhưng quá căng thẳng và tồi tệ. Ảnh minh họa.

Tôi nhớ có một tháng, tôi là kỹ sư duy nhất trong nhóm Android vì mọi người đang đi nghỉ hoặc nghỉ phép vì lý do sức khỏe tinh thần. Tôi không muốn nhóm trì trệ vì mình nên cảm thấy áp lực phải đẩy nhanh mọi thứ.

Nếu tôi không theo kịp tốc độ và học hỏi một cách nhanh chóng thì tôi sẽ trì hoãn các luồng công việc trong tương lai, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của cả nhóm.

Vì vậy, tôi đã cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thành công việc: Tôi làm việc đến 8 giờ tối (muộn hơn nhiều so với hầu hết nhân viên) và tôi cũng dành khoảng bốn giờ mỗi ngày vào cuối tuần chỉ để đảm bảo rằng mình theo kịp mọi người.

Nhìn lại, khối lượng công việc của tôi lúc đó có vẻ không hề phù hợp. Đáng lẽ tôi nên nói với người quản lý rằng mình không thể giải quyết được việc này và cần thêm người giúp đỡ.

Giọt nước tràn ly đến từ việc người quản lý đặt câu hỏi về số lần cam kết hoàn thành công việc của tôi.

Quá trình mà các kỹ sư viết và thêm mã vào cơ sở mã (codebase) được gọi là "cam kết". Có một bảng nội bộ nơi nhân viên có thể xem đồng nghiệp đã thực hiện bao nhiêu mã theo thời gian.

Tôi không nghĩ việc công khai chuyện này là tốt vì nó chỉ mang lại sự căng thẳng. Tôi kiểm tra bảng vài tuần một lần để xem mối quan hệ với nhóm, với tổ chức và với công ty.

Tôi nhớ khi vừa chuyển sang một nhóm mới, người quản lý đã kéo tôi lại nói rằng anh ấy rất buồn về số lần cam kết của tôi thấp hơn mức trung bình của hầu hết các thành viên.

Nhưng trong quá trình tham gia, lộ trình và tầm nhìn về những gì nhóm mới muốn xây dựng không quá rõ ràng, vì vậy không có nhiều dự án được giao cho tôi. Đó là lý do chính khiến lượng mã của tôi hơi thấp.

Thật khó chịu khi lãnh đạo lại xem xét kỹ lưỡng số lượng cam kết để đánh giá sự thành công của nhân viên. Tôi tin rằng chỉ số lượng mã không chứng minh được điều gì - các kỹ năng như cố vấn, quản lý dự án và điều hướng sự phụ thuộc giữa các cá nhân cũng cần được coi trọng.

Nhưng người quản lý của tôi lại có quan điểm khác, và cuộc trò chuyện đó là một trong những yếu tố cuối cùng thuyết phục tôi rời Meta.

Rẽ hướng sang bất động sản

Đến cuối năm 2020, người vợ sắp cưới và Yu nghĩ về cuộc sống của cả hai sẽ như thế nào trong 10 năm tới.

Sau đó cả hai lên kế hoạch rút lui bởi họ không muốn làm việc trong lĩnh vực công nghệ lâu hơn nữa.

Yu chia sẻ: Một đêm nọ, chúng tôi nghĩ ra mọi cách có thể để tạo thu nhập - drop shipping, tiếp thị liên kết và bất động sản. Sau khi đánh giá rủi ro và lợi nhuận, chúng tôi thu hẹp phạm vi sang bất động sản và Airbnb.

Yu và vợ sắp cưới lựa chọn hướng đi mới cho bản thân. Ảnh minh họa.

Yu và vợ sắp cưới lựa chọn hướng đi mới cho bản thân. Ảnh minh họa.

Chúng tôi mua một căn nhà năm phòng ngủ ở Redding, California. Hai vợ chồng sống trong một nhà khách biệt lập rộng 252 mét vuông ở sân sau, còn lại phần nhà chính mang lại doanh thu khoảng 8.000 USD mỗi tháng trên Airbnb.

Về cơ bản, chúng tôi sống miễn phí và được trả tiền hàng tháng. Chúng tôi ngày càng tin tưởng vào bất động sản và nhìn thấy tiềm năng của nó. Tôi thậm chí còn đặt mục tiêu cá nhân là rời bỏ Meta khi kiếm được 10.000 USD mỗi tháng từ bất động sản.

Chúng tôi đã tăng thu nhập gấp đôi và mua thêm hai bất động sản vào năm 2021 và đến cuối năm đó, tôi đã đạt được cột mốc 10.000 USD. Sau đó tôi mua thêm hai căn nhà nữa vào năm 2022 và một căn vào năm 2023.

Tôi biết nghe có vẻ điên rồ khi rời bỏ công việc trị giá 370.000 USD và ở lại Meta đến hết đời sẽ đảm bảo an ninh tài chính, nhưng tôi biết điều đó không phù hợp với mình.

Nhưng kiếm thu nhập thụ động từ bất động sản cũng không phải là mục tiêu cuối cùng đối với tôi. Nó chỉ cho tôi thời gian và không gian để khám phá những gì bản thân thực sự muốn làm trong cuộc sống khi đã ổn định được tài chính.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô gái bỏ công việc ở công ty để vào rừng sống

Một phụ nữ ở New England đã bỏ công việc từ 9 đến 17 giờ của mình để sống ngoài lưới điện trong một căn nhà gỗ trong rừng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dung (t/h) ([Tên nguồn])
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN