Đ
ừng vội tự ti đánh giá thấp năng lực của người hướng nội, biết cách khai phá và tận dụng lợi thế của mình, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược tình thế trong môi trường công sở.
Vương Cường vừa mới tốt nghiệp, mặc dù đã tìm được việc ngay nhưng trong lòng anh vẫn luôn có nỗi sợ hãi về cuộc sống sắp tới. Anh sợ rằng mình không thể thích nghi với môi trường mới, đồng nghiệp mới, công việc sẽ như thế nào, bạn bè ra sao… vô vàn những lý do khiến anh luôn canh cánh trong lòng.
Anh hiểu rõ bản thân mình là một người hướng nội, mặc dù trong lúc học đại học anh cũng có bạn đấy, cũng tham gia không ít hoạt động trường lớp. Thế nhưng, thực tế anh như “cái bóng”, chẳng bao giờ chủ động trò chuyện với người khác, lúc nào cũng âm thầm làm việc của mình.
Mặc dù anh đã tham gia không ít hoạt động trong thời gian học đại học, nhưng thực tế anh không kết bạn, cũng hiếm khi chủ động trò chuyện với người khác.
Anh đã trải qua 4 năm đại học một cách nhạt nhẽo, không có lấy một người bạn thân cũng vì tính cách quá khép kín của mình. Bây giờ là thời điểm bắt buộc anh phải bước vào xã hội, dù có muốn hay không thì anh cũng cần phải thay đổi để thích nghi với môi trường công sở. Là “ma mới”, khi nghĩ tới điều này, anh lo sợ tính cách của mình sẽ khiến bản thân gặp nhiều rắc rối ở nơi làm việc.
Bạn có nên thay đổi tính cách hướng nội của mình không?
Chúng ta thường nghe thấy câu nói: “Tôi muốn thay đổi tính hướng nội của mình”, chứ ít khi nghe thấy trường hợp hướng ngoại. Do đó, nếu may mắn sở hữu tính cách hướng ngoại thì xin chúc mừng bạn, nhưng nếu là người hướng nội thì chắc chắn bạn sẽ gặp không ít bất lợi trong cuộc sống lẫn công việc.
Tỷ lệ người hướng nội và hướng ngoại trong đám đông là 1:3, giống như nhiều người thuận tay phải và ít người thuận tay trái vậy. Bất kỳ đứa trẻ nào thuận tay trái đều bị cha mẹ chỉnh sửa lại.
Là một người hướng nội từ nhỏ, đôi lúc họ cũng sẽ ghen tị với người khác. Khi họ ở trong một đám đông, họ chỉ có thể im lặng mà chẳng biết nói gì, họ cứ ngồi đó nhìn người ta hoạt ngôn vui vẻ mà thầm khao khát.
Hầu hết những người hướng nội đều khao khát muốn thay đổi bản thân khi bước vào môi trường đại học. Thế nhưng, có câu nói “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, bản chất của một người thật khó có thể thay đổi nhanh được, nó cần cả một quá trình dài cố gắng.
Đôi lúc, họ muốn thay đổi một cách bất chấp, họ ép mình phải hòa mình vào đám đông một cách miễn cưỡng. Điều này càng khiến cho họ cảm thấy lạc lõng và bất hạnh hơn. Vì thế, không ít người đã từ bỏ sự thay đổi, chấp nhận sống đúng với con người thật của mình.
Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng những người thành công như Newton, Albert Einstein, Roosevelt, Bill Gates… đều có tính cách hướng nội.
Do đó, nếu là người hướng nội, bạn không cần phải suy nghĩ về việc có nên thay đổi bản thân hay không, nhưng hãy sống thật với chính mình để tạo ra những giá trị có ích.
Làm thế nào để phát huy lợi thế của tính hướng nội?
Như đã đề cập trước đó, hầu hết những người thành công là người hướng nội, vậy thì chắc chắn tính cách này có những lợi thế đáng để học hỏi.
Trong cuốn sách của tác giả Marti Olsen Laney với tựa đề "Tâm lý hướng nội - Cách ảnh hưởng thầm lặng'', tác giả đã viết: "Kênh truyền thông tin từ não và hệ thống thần kinh tự trị của người hướng nội rất đặc biệt, nó khiến họ tập trung cao hơn trong học tập, trí nhớ cũng vượt trội hơn người bình thường. Trong khi đó, với người hướng ngoại thì não bộ thiên về các hành động tích cực và nhận nhiều các kích thích từ bên ngoài. Tóm lại, người hướng nội sẽ có những ưu điểm sau: Tập trung, thận trọng, lắng nghe tốt".
Để hiểu sâu hơn về những lợi thế của tính hướng nội, Marti Olsen Laney đã có những phân tích cụ thể sau:
1. Tập trung
Trong một cuộc họp, chắc chắn sẽ chia ra làm 2 nhóm người, 1 bên là người nói không ngừng nghỉ, 1 bên chỉ im lặng lắng nghe. Lúc này, người hướng nội sẽ chăm chú lắng nghe và tự suy nghĩ một mình. Họ sẽ không vội vàng đưa ra những ý tưởng mới, mà thay vào đó là cân nhắc ý tưởng đó liệu có phù hợp không. Sự tập trung cao độ vào những gì mà sếp đang trình bày sẽ giúp họ hiểu sâu vào vấn đề, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
2. Thận trọng
Người hướng nội thường khá nhạy cảm, họ dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi môi trường xung quanh thông qua ánh mắt hay một cử chỉ nào đó. Vì vậy, ngay khi đối phương không cần phải nói ra thì họ cũng hiểu được người ta đang có tâm trạng gì, từ đó cân nhắc lựa thời điểm thích hợp để nói chuyện.
Trong công việc, người hướng nội rất cẩn thận, họ sẽ không bao giờ tự đào hố chôn mình. Họ có thể ít nói, nhưng mỗi lời nói phát ra đều có sức nặng, đáng để mọi người chú ý.
3. Lắng nghe
Người hướng ngoại thường thích thể hiện bản thân, họ thích nói nhưng không thích lắng nghe. Ngay cả khi đang lắng nghe người khác nói, tâm trí họ cũng chỉ nghĩ tới những điều mà bản thân muốn nói ra tiếp theo mà thôi.
Người hướng nội thì khác, họ có những cảm xúc rất tinh tế, sẵn lòng giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề. Chính vì thế, họ sẽ là một người lắng nghe tuyệt vời. Khi bạn có tâm sự, tốt nhất là nên tìm người hướng nội để chia sẻ và trò chuyện.
Tóm lại, ở môi trường công sở, làm thế nào người hướng nội có thể tận dụng 3 lợi thế trên. Trong công việc, bạn hãy tập trung chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định, sử dụng sự thận trọng và tập trung của mình để đánh bại người khác và kết bạn nhiều hơn bằng cách lắng nghe chân thành.