Bị mẹ ép uống thuốc tâm thần, chàng trai phát hiện điều đáng sợ

Sự kiện: Giới trẻ 2025
0:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một câu chuyện đầy tranh cãi về chẩn đoán và điều trị tâm thần đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc, làm dấy lên những câu hỏi về hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Mạc Nam, một thanh niên ở tỉnh Sơn Đông kể lại rằng, từ thời trung học, anh đã bị mẹ ép uống thuốc tâm thần nhiều lần. Sau khi đỗ đại học, do cha mẹ ly hôn và từ chối trả học phí, anh buộc phải nghỉ học. Đáng nói, không chỉ không chịu chi trả học phí cho con trai, cha mẹ Mạc Nam còn dụ dỗ và lừa anh đến bệnh viện tâm thần. Tại đây, Mạc Nam bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần nặng và bị giam giữ, trói buộc, thậm chí bị điện giật trong 83 ngày. 

Sau khi được xuất viện, Mạc Nam vừa cố gắng học đại học, vừa tìm hiểu và thu thập tư liệu đấu tranh đòi quyền lợi, đồng thời anh cũng thuyết phục cha mẹ đi khám tâm thần. Bất ngờ thay, cả cha và mẹ anh đều được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, mẹ anh thậm chí bị giữ lại bệnh viện 15 ngày.

Bị mẹ ép uống thuốc tâm thần, chàng trai phát hiện điều đáng sợ - 1

Ảnh minh họa.

Câu chuyện trở nên phức tạp khi gia đình tìm kiếm ý kiến thứ hai từ các bệnh viện uy tín hơn ở Bắc Kinh. Kết quả là các cơ sở y tế khác nhau có chẩn đoán khác nhau, từ "rối loạn tâm thần phân liệt không phân biệt" đến "rối loạn trạng thái lo âu" và các vấn đề khác như mất ngủ, lạm dụng rượu...

Kỳ lạ thay, cậu thanh niên Mạc Nam lại được chẩn đoán là "hoàn toàn bình thường" tại Bệnh viện An Định Bắc Kinh. Anh chua chát cho rằng, dù đã được chứng minh là hoàn toàn bình thường nhưng kết quả này không giúp ích gì cho việc đòi quyền lợi của anh.

"Kết quả này căn bản không giúp tôi bảo vệ được quyền lợi của mình, chỉ khiến người khác cho rằng, cuối cùng tôi đã khỏi bệnh sau khi được chữa trị nhiều năm", Mạc Nam nói.

Mạc Nam kiên trì đấu tranh vì hồ sơ bệnh án đã khiến anh bị phân loại là "bệnh nhân tâm thần cấp độ trung bình" và bị cộng đồng địa phương xem là "đối tượng quản lý trọng điểm". Điều này đã tước đi cơ hội thi công chức của anh, gián tiếp ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp của anh trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp.

Cha của Mạc Nam, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, bắt đầu ủng hộ con trai đấu tranh đòi quyền lợi. Ông tin rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh và chỉ trích các bác sĩ "chẩn đoán quá tùy tiện" và "thiếu trách nhiệm". Ngược lại, mẹ của Mạc Nam, mặc dù cũng nghi ngờ về chẩn đoán của con trai, lại không ủng hộ việc đấu tranh và muốn gia đình "sống yên ổn".

Câu chuyện này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. Nhiều người nhận xét, rằng nó vừa "chân thực vừa hài hước một cách đen tối", trong khi những người khác bày tỏ sự đồng cảm với Mạc Nam và chỉ trích sự kiểm soát quá mức đến đời sống con cái của cha mẹ anh.

Đáng chú ý, vấn đề này cũng đã được các nhà lập pháp Trung Quốc quan tâm. Năm 2021, Lô Lâm - một đại biểu Quốc hội và là bác sỹ trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Tỉnh Sơn Đông, đã đề xuất sửa đổi Luật Sức khỏe Tâm thần để ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực y tế và rủi ro "bị gán" bệnh tâm thần cho người dân.

Câu chuyện của gia đình Mạc Nam đã làm nổi bật những vấn đề trong hệ thống chẩn đoán và quản lý bệnh tâm thần ở Trung Quốc, cũng như sự thiếu hoàn thiện của luật pháp liên quan đến sức khỏe tâm thần. Nó cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về quyền của bệnh nhân và sự cần thiết của cải cách trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. 

Thủ khoa đại học danh giá từng có một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, cuộc sống khắc nghiệt đã khiến anh rơi vào trầm cảm và cuối cùng phải chiến đấu với bệnh tật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tư Tuyền (Theo Sohu) (Arttimes)
Giới trẻ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN