Bi kịch nhất trong tư vấn hướng nghiệp online là gì?
Lo lắng là tâm trạng chung của nhiều thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2020 vì hàng loạt ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp bị hủy do dịch bệnh.
Buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2019
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, học sinh vẫn chưa thể đến trường trong khi kỳ thi THPT quốc gia 2020 đang đến gần, thí sinh phải đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề gì phù hợp với bản thân và tương lai việc làm tốt.
Thực tế hiện nay nhiều trường đại học gặp khó khăn trong việc truyền thông tới học sinh về ngành nghề đào tạo của trường cũng như cơ hội việc làm trong tương lai. Tư vấn tuyển sinh trực tuyến là cách nhiều trường đại học đã áp dụng trong tình thế này nhưng vẫn còn nỗi lo tư vấn không đầy đủ cho học sinh thì hệ lụy rất lớn.
Về tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho thí sinh, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay: “Hằng năm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đều kết hợp với các trường tổ chức những buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp lớn bằng hình thức trực tiếp, thu hút hàng nghìn học sinh Hà Nội và các tỉnh thành khác đến tham gia.
Với tình hình dịch bệnh hiện nay, nhà trường khó khăn trong vấn đề truyền thông tới học sinh về ngành nghề của nhà trường cũng như cơ hội việc làm trong tương lai”.
Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, nhà trường tổ chức các buổi tuyển sinh hướng nghiệp không phải vì trường cần tuyển đủ chỉ tiêu mà cần tuyển những sinh viên “chất” thực sự và quan trọng là các em được học đúng ngành mà mình mong muốn, chứ không bi kịch nhất là chọn nhầm nghề.
Hiện nay, nhà trường đang thích ứng và xác định “sống chung với dịch bệnh” nên cả hệ thống đang rất nỗ lực trong việc cung cấp thông tin về tuyển sinh hướng nghiệp cho sinh viên bằng phương pháp online dù có những hạn chế nhất định.
Ban đầu, học sinh THPT có thể thích ngành nghề đó, nhưng phải hiểu ngành nghề theo học có phù hợp với tính cách, năng lực bản thân không. Trong khi đó, mỗi trường đào tạo lại có một thế mạnh riêng, chuyên sâu trong đào tạo mỗi ngành, có giáo trình khác nhau từ 20-30%, vì vậy chọn trường có ngành học yêu thích cũng là một vấn đề không thể bỏ qua…
Trong quá trình tìm hiểu các thông tin tuyển sinh, hướng nghiệp phụ huynh cũng như học sinh cần chú ý nhiều đến việc định hướng nghề nghiệp, khảo sát năng lực học sinh ở mức độ nào, phù hợp với đại học nào.
Nếu không thì các trường cao đẳng hoặc tuyển sinh trung cấp nghề… cũng là những lựa chọn không tồi. Quan trọng là thí sinh chọn đúng trường, đúng năng lực. Nếu học lực trung bình mà chọn lựa trường có điểm chuẩn cao, chắc chắn sẽ trượt, mất đi cơ hội xét tuyển vào các trường phù hợp.
TS. Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương cũng cho biết, hằng năm, các trường sẽ đến các trường THPT tư vấn, định hướng nghề nghiệp nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho thí sinh, nhưng năm nay do dịch bệnh nên đều chưa thực hiện được. Vì thế, thí sinh dự thi năm nay ít nhiều thiệt thòi hơn các học sinh khóa trước.
Hiện nay, Trường đại học Ngoại thương chuyển hướng sang hoạt động tư vấn trực tuyến, vào fanpage của các trường THPT để định hướng nghề nghiệp cho học sinh với quan điểm mong muốn học sinh thực sự hiểu về nghề nghiệp trong tương lai và có quyết định sáng suốt.
Với việc lựa chọn ngành nghề thì phụ huynh là những người có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sự lựa chọn của con. Phụ huynh cần tìm hiểu sở thích, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và đánh giá đúng khả năng về mặt mạnh, mặt yếu để từ đó định hướng khích lệ, nuôi dưỡng ước mơ cho con.
Có thể nói việc chọn ngành nghề phù hợp với bản thân với các bạn trẻ là nền tảng vững chắc, giống như việc bạn đặt viên gạch đầu tiên khi xây dựng ngôi nhà. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, công việc không phải là tất cả nhưng lại là yếu tố quyết định sự nghiệp, đam mê sau này.
Briony Gorton, 23 tuổi đã nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo khi đang ngồi trong lớp học. Chỉ sau 6 tháng, cô đã sở hữu...
Nguồn: [Link nguồn]