Bị dọa cho nghỉ việc khi đòi tăng lương, anh chàng tung “đòn chốt hạ” khiến lương tăng 4 triệu
Bắt đầu bằng việc cho cấp trên thấy được mình đang phải làm công việc nhiều hơn so với những gì được nhận, chàng kỹ sư liền được cấp trên đồng ý tăng lương. Tuy nhiên con số lại không được như mong đợi nên anh đã liên tiếp “ra chiêu” bất chấp bị sếp “dằn mặt”.
Chàng kỹ sư Ir Abdul Rahman Bahasa và màn "tung chiêu" nhằm đạt được mức lương xứng đáng hơn.
Chi phí sinh hoạt ngày một đắt đỏ, giá cả thì leo thang, mức độ cống hiến cho công ty lại ngày càng tăng nên tăng lương là mong muốn của hầu hết lao động. Tất nhiên, người sử dụng lao động sẽ muốn duy trì chi phí thấp nên trường hợp họ chủ động tự nguyện tăng lương là không nhiều.
Sau khi cân nhắc về mức độ cống hiến của mình cho công ty cũng như tham khảo thị trường lao động, anh chàng kỹ sư người Malaysia có tên Ir Abdul Rahman Bahasa đã chủ động đề nghị tăng lương để xứng đáng với công sức của mình.
Bắt đầu bằng việc cho cấp trên thấy được mình đang phải làm công việc nhiều hơn so với những gì được nhận, chàng kỹ sư liền được cấp trên đồng ý tăng lương. Tuy nhiên con số lại không được như mong đợi nên anh đã liên tiếp “ra chiêu” bất chấp bị sếp “dằn mặt”. Cuối cùng, anh chàng đã nhận được cái kết ngọt khi cấp trên đồng ý tăng 800 RM (hơn 4,3 triệu đồng) so với mức lương hiện tại là 1.800 RM (9,7 triệu đồng).
Để mở màn cho chiến dịch tăng lương, anh chàng đã chuyên nghiệp gửi email cho bộ phận nhân sự. Dù hợp đồng lao động ghi rất rõ phạm vi công việc nhưng sau gần 1 năm gắn bó, Bahasa phải gánh ngày càng nhiều việc, có lúc 10 giờ tối mới hoàn thành xong.
"Công việc của tôi là kỹ sư nhưng tôi lại phải làm thêm kiểm tra hàng tồn kho, đào tạo nhân viên mới. Tôi thậm chí còn phải gọi thợ sửa ống nước khi nhà vệ sinh bị tắc", chàng kỹ sư bức xúc.
Email anh gửi đến trưởng phòng nhân sự có nội dung:
"Gửi trưởng phòng nhân sự,
Tôi gửi email này để đề nghị thảo luận về khoản bồi thường hiện tại của tôi.
Tôi thấy khối lượng công việc mà mình đang phải đảm nhiệm không giống như trong hợp đồng lao động. Tôi thực sự bị quá tải bởi rất nhiều những việc chẳng liên quan.
Tôi rất mong nhận được phản hồi tích cực từ anh.”
Đáp lại email đề nghị tăng lương của anh là phần trả lời của vị giám đốc điều hành:
"Gửi Rahman,
Cảm ơn vì email của bạn. Từ tháng sau, lương mới của bạn sẽ là 2.000 RM (10,8 triệu đồng)."
Đề nghị tăng lương ngay lập tức được chấp nhận nhưng có lẽ con số 200 RM tăng thêm chưa xứng đáng với việc làm thêm 4 tiếng mỗi ngày (tức nửa ngày làm việc) nên anh đã tiếp tục phản hồi.
"Gửi sếp,
Tôi rất trân trọng vì chính sách tăng lương của anh. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thỏa đáng so với khối lượng công việc hiện tại tôi đảm nhận. Tôi mong anh có thể cân nhắc mức tăng 900 RM (4,8 triệu đồng) vì tôi làm thêm 4 tiếng mỗi ngày."
Tuy nhiên, rất tiếc là cấp trên của anh ta đã không đồng ý và còn “dằn mặt” về khả năng thay thế người khác.
"Chào Rahman,
Lẽ ra bạn nên thấy vui vì tôi đã tăng lương cho bạn. Nếu không chấp nhận được con số này, hãy nộp đơn xin nghỉ việc.
Có rất nhiều ứng viên ngoài kia sẵn sàng làm việc với mức lương 2.000 RM chúng tôi đưa ra với cùng khối lượng công việc của bạn!"
Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý ra sao trong tình huống này? Chắc hẳn sẽ xin lỗi cấp trên và đồng ý với mức tăng 200 RM phải không? Thế nhưng anh chàng kỹ sư đã thuyết phục ông chủ bằng những điều hết sức hợp lý.
"Gửi sếp,
Tôi không phủ nhận có nhiều ứng viên ngoài kia muốn ngồi vào vị trí của tôi. Tuy nhiên, hãy nhìn vào điều gì sẽ xảy ra nếu công ty quyết định tuyển dụng vị trí này nhé:
Ngày 1 - Bộ phận gửi yêu cầu tuyển dụng.
Ngày 2 – Bộ phận Nhân sự đăng tin tuyển dụng.
Ngày 3 - Công ty nhận được 1.000 CV mỗi ngày.
Ngày 4 - ngày 10: Hồ sơ liên tiếp được gửi đến.
Ngày 11 - ngày 20: Lọc hồ sơ lần 1.
Ngày 21 - ngày 30: Chọn ứng viên vào vòng sau.
Ngày 31 - ngày 35: Chọn ứng viên vào vòng phỏng vấn trực tiếp.
Ngày 36 - ngày 40: Phỏng vấn ứng viên tiềm năng.
Ngày 41 - ngày 45: Chốt danh sách ứng viên cuối cùng.
Ngày 46 - ngày 55: Thương lượng chính sách, lương với bộ phận Nhân sự.
Ngày 56 - ngày 60: Ứng viên nhận lời vào công ty.
Ngày 61 - ngày 120: Thử việc 2 tháng.
Ngày 121: Trở thành nhân viên chính thức của công ty!"
Cấp trên của anh chắc hẳn chưa từng nghĩ rằng anh chàng kỹ sư của mình lại có thể đưa ra những lý luận logic đến vậy. Cuối cùng, chính bộ phận Nhân sự đã “về phe” của anh và email thuyết phục sếp:
"Gửi sếp,
Tôi đồng tình với thời gian tuyển dụng mà Rahman đã đưa ra. Chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nếu bây giờ Rahman nghỉ việc trong vòng 1 ngày. Chúng ta có lẽ nên thảo luận thêm về mức tăng lương dành cho Rahman."
Sau cùng, nỗ lực của Rahman đã được đền đáp. Anh chàng kỹ sư đã được tăng lương lên mức 2.600 RM (14 triệu đồng). Dù không đạt được như kỳ vọng là tăng 50% lương song như vậy anh chàng cũng đã chiến thắng trong “cuộc chiến” đòi tăng lương đúng không?
Câu chuyện của Rahman trở thành tâm điểm bàn luận của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng các lãnh đạo của công ty đừng quá ngạo mạn vì ngoài kia có nhiều người sẵn sàng nhận nhân sự tốt và trả lương hậu hĩnh. Thảo luận văn minh sẽ tốt hơn là đe dọa nhân viên đấy!
Chuyên gia tư vấn việc làm Romy Newman của trang Fairygodbos đã đưa ra những sai lầm mà người lao động thường mắc khi đề...
Nguồn: [Link nguồn]