Bị cấp trên nhắc nhở, phê bình quá nhiều, nữ nhân viên phát bệnh nặng

Sự kiện: Giới trẻ 2024
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cô Lý đã phải đối mặt với chứng trầm cảm nghiêm trọng sau khi liên tục bị sếp quở trách. Tình trạng này đã khiến cô rơi vào trạng thái cơ thể cứng đờ và tê liệt.

Theo truyền thông địa phương, cô Lý (22 tuổi, đang làm việc văn phòng tại Hà Nam- Trung Quốc) vốn đã chịu áp lực công việc lớn, gần đây lại xảy ra mâu thuẫn với cấp trên nên thường xuyên bị sếp nhắc nhở, phê bình, tạo áo lực. Suốt một tháng phải chịu đựng những lời trách mắng, cô Lý bất ngờ mất kiểm soát hành vi cơ thể, xuất hiện tình trạng cứng đờ và tê liệt như robot. Biểu hiện bệnh nghiêm trọng đến mức "nếu đặt gối dưới cổ rồi rút ra, cổ vẫn giữ nguyên tư thế treo lơ lửng".

Không chỉ vậy, cô Lý còn không tự ăn, không tự uống được, đang làm việc gì thì đột nhiên không cử động được, thậm chí cần người nhắc nhở mới đi vệ sinh. Tình trạng này khiến gia đình vô cùng lo lắng và đưa cô đi khám chuyên sâu tại bệnh viện thành phố.

Bị cấp trên nhắc nhở, phê bình quá nhiều, nữ nhân viên phát bệnh nặng - 1

Ảnh minh họa.

Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán đây là một dạng trầm cảm gọi là "trầm cảm căng cứng", biểu hiện chính là không nói, không cử động, không ăn uống và không phản ứng khi được gọi. Được biết, cô Lý vốn có tính cách hướng nội, khi gặp chuyện vui hay buồn đều không muốn chia sẻ vấn đề với gia đình hoặc bạn bè. Điều này dẫn đến việc tích tụ áp lực trong thời gian dài, không thể giải tỏa một cách hợp lý, cuối cùng gây ra tình trạng trầm cảm.

Sau khi được các bác sĩ điều trị, hiện tình trạng của cô Lý đã cải thiện dần. Khi được hỏi, cô Lý bày tỏ sự hối hận vì đã để công việc ảnh hưởng quá độ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cô cho biết sẽ cố gắng học cách giải tỏa cảm xúc.

Các chuyên gia tâm lý nhận định, sự việc của cô Lý không phải là trường hợp cá biệt mà phản ánh một vấn đề lớn hơn trong môi trường làm việc tại Trung Quốc. Trong những năm gần đây, áp lực công việc ngày càng tăng, cùng với văn hóa làm việc cường độ cao như "996" (làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần) đã khiến nhiều nhân viên phải đối mặt với tình trạng kiệt sức và phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Đại học Thanh Hoa, khoảng 35% nhân viên văn phòng tại Trung Quốc có dấu hiệu trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm và thường bị xem nhẹ trong nhiều doanh nghiệp.

Trước tình hình này, các chuyên gia kêu gọi cần có sự thay đổi toàn diện trong cách tiếp cận vấn đề sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc. Điều này bao gồm việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, đào tạo quản lý về kỹ năng lãnh đạo có đồng cảm, và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho nhân viên.

Một số công ty tiên phong đã bắt đầu triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần, như tư vấn tâm lý miễn phí, các khóa học quản lý stress và chính sách nghỉ phép linh hoạt. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ cả doanh nghiệp và chính phủ để tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và bền vững cho người lao động. 

TP HCM - Phát hiện Mai, 18 tuổi, tự tử bất thành, gia đình thờ ơ, cho rằng em nổi loạn, răn đe nghiêm khắc, khiến nữ sinh tìm đến cái chết lần 2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tư Tuyền (Theo Sina) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN