Bí ẩn mối tình trong bóng tối của Einstein với nữ gián điệp Liên Xô
Nhà bác học lừng danh này đã có mối tình lãng mạn với một mỹ nhân nhưng trớ trêu lại là gián điệp của Liên Xô.
Cho tới ngày nay, Albert Einstein vẫn được nhắc tới là nhà vật lý lỗi lạc, một trong những trí tuệ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những năm cuối đời, nhà bác học lừng danh này đã có mối tình lãng mạn với một mỹ nhân nhưng trớ trêu lại là gián điệp của Liên Xô.
Năm 1998, một cuộc bán đấu giá các kỷ vật của Albert Einstein gồm chiếc đồng hồ, những bức ảnh, vài lá thư đã thu hút đông đảo mọi người tham gia. Trong đó, một bức thư đề tên người nhận là Margarita Konenkova gây nhiều chú ý hơn cả. Theo nội dung cũng như những câu từ được Albert Einstein sử dụng rõ ràng cho thấy một cái gì đó không phải là tình bạn.
Vào thời điểm gặp nhau đầu tiên, Albert Einstein đã 56 tuổi còn Margarita Konenkova 39 tuổi.
Tiếng sét ái tình
Margarita Konenkova sinh năm 1895 tại London. Mẹ cô, Margarita V. Vorontsov là quản lý tại một trại trẻ mồ côi. Cha là luật sư Ivan T. Vorontsov.
Cô từng học Đại học Luật ở Moscow. Là một người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành lại có trí thông minh bẩm sinh, Margaret luôn hấp dẫn trong mắt người khác giới.
Năm 1935, nhà bác học lỗi lạc Einstein đang công tác tại Đại học Priceton của Hoa Kỳ. Chính tại đây, ông đã gặp Margaret và bị tiếng sét ái tình làm cho mê mẩn.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, năm đó trường Priceton muốn tạc một bức tượng Eintein để trưng bày. Họ đã mời nhà điêu khắc tài hoa người Liên Xô là Sergey Konenkov thực hiện bức tượng này. Conencov có một người vợ không chính thức chính là Margarita xinh đẹp.
Khi Einstein gặp Conencov để làm mẫu cho nhà điêu khắc thực hiện công việc đã trông thấy Margarita lần đầu tiên và ngay lập tức bị cuốn hút. Vào thời điểm ấy, Albert Einstein đã 56 tuổi còn Margarita Konenkova 39 tuổi.
Thực chất, Margarita chính là nữ gián điệp của Liên Xô. Cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó nhân cơ hội này ra lệnh cho Margarita tiếp cận Einstein để lấy thông tin về nguyên lý chế tạo bom nguyên tử.
Ban đầu, Margarita Konenkova chỉ coi đây là một trong những nhiệm vụ giống như mọi lần trước đó. Nhưng chính bản thân bà cũng không ngờ rằng mình lại bị Einstein thu hút thật sự bởi tài năng và phong thái của ông.
Mặc dù lúc này cả Einstein và Margarita không còn trẻ trung nhưng sự thể hiện tình yêu của họ vẫn rất cuồng nhiệt và lãng mạn. Những bức thư bí mật và tình cảm bị dồn nén càng làm cho 2 người cảm thấy tình yêu cháy bỏng của họ.
Nhiều năm sau đó, Einstein và Margarita thường xuyên gặp gỡ nhau. Thậm chí để có điều kiện gần gũi nhau, Einstein còn viết một bức thư cho Konenkov rằng, theo ý kiến của một bác sĩ bạn của ông, Margarita nên thường xuyên tới vùng Saranak Lake nghỉ vì ở đó có khí hậu thích hợp với những người mắc một căn bệnh bí hiểm như bà. Ai cũng biết rằng tại khu vực đó, Einstein luôn thường xuyên xuất hiện.
Mối tình không trọn vẹn
Dù ở bên Einstein với tình cảm chân thành nhất nhưng Margarita vẫn lhoong quên nhiệm vụ của mình. Thông qua Einstein, Margarita đã thu nhận được những thông tin cần thiết về quá trình chế tạo bom nguyên tử.
Tuy nhiên, các tài liệu và thông tin lấy được vẫn chưa đủ để Liên Xô tự sản xuất bom nguyên tử. Do vậy nhiệm vụ nặng nề lại được giao cho Margarita.
Vào lúc này Margarita đã muốn trở lại Liên Xô vì đã xa quê hương hơn 20 năm. Tuy nhiên cơ quan tình báo Liên Xô ra điều kiện phải làm sao để Einstein cung cấp thêm thông tin về bom nguyên tử thì mới được trở về.
Họ đã cùng nhau trải qua một câu chuyện tình lãng mạn.
Nhiệm vụ thật khó khăn, Margarita không có cách gì khác hơn đành phải nói thật với Einstein và cầu mong một sự giúp đỡ. Tất nhiên Einstein có những ngạc nhiên nhưng rồi cuối cùng vì tình yêu ông đã làm hết sức mình.
Dù vậy, theo nhiều tài liệu ghi chép lại, việc Einstein cung cấp thông tin cũng không hoàn toàn chỉ vì tình yêu.
Cũng như nhiều nhà khoa học khác luôn cảm thấy dằn vặt lương tâm, Albert Enstein từ lâu cũng có ý định cung cấp cho Liên Xô những tin tức liên quan đến việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử để tạo thế cân bằng, không cho Mỹ độc quyền bom nguyên tử.
Sau phi vụ này, Margarita được rút về Liên Xô. Ban đầu Einstein lưu luyến muốn giữ bà lại nhưng sau đó ông nhận ra rằng điều đó quá nguy hiểm cho tình nhân nếu Mỹ phát hiện ra bà là gián điệp. Bởi vậy hai người đã chia ly.
Tháng 12-1945 Margarita Konenkova trở về Liên Xô, người ta không thấy Albert Einstein đưa bà ra sân bay nhưng trên tay của Margarita Konenkova có đeo chiếc đồng hồ bằng vàng mà ông trao tặng.
Việc trao đổi thư từ vẫn được Einstein và Margarita duy trì thêm 10 năm nữa, đến tận lúc ông từ trần vào tháng 4/1955. Albert Einstein qua đời vì bệnh ung thư động mạch ở tuổi 76. Khi đó, người ta tìm thấy một tấm hình nhỏ của Margarita Konenkova trên túi áo ngực của ông.
Năm 1980, Margarita cũng qua đời. Trước khi mất, bà nhờ người thân đem đốt tất cả những tài liệu quan đến cuộc đời và sự nghiệp, chỉ nêu ý nguyện được mang theo bên mình 9 bức thư tình và chiếc đồng hồ vàng - kỷ vật của Albert Einstein.
Cặp đôi như chết lặng sau ngày nhận được kết quả khám bệnh vô sinh.