Bé gái đắp chăn cho mẹ và em trai ngủ trưa, hành động sau đó làm ai nấy cay mắt
Cô bé nhẹ nhàng bước đến đắp chăn cho mẹ và em trai khi thấy hai người ngủ say. Những việc xảy ra sau đó khiến nhiều cư dân mạng không khỏi xót xa.
Bé gái nhẹ nhàng đắp chăn cho mẹ và em trai ngủ trưa.
Sự việc xảy ra vào ngày 22/4 tại một ngôi nhà ở Chu Khẩu, Hà Nam (Trung Quốc). Đoạn video được đăng tải cho thấy người mẹ nằm dỗ con trai ngủ trưa rồi thiếp đi lúc nào không hay. Thấy mẹ và em trai ngủ say, cô con gái khoảng 4 – 5 tuổi nhẹ nhàng bước đến kéo chăn đắp cho hai người.
Bé gái dường như cũng muốn được mẹ cho ngủ cùng nên đã vỗ nhẹ vào người mẹ. Tuy nhiên, người mẹ lúc này đã ngủ say nên không phát hiện hành động của con gái. Cô bé thấy mẹ không phản ứng gì liền buồn bã ra ghế sofa ở phòng khách ngồi rồi bắt đầu khóc. Tuy trong lòng rất ấm ức nhưng cô bé chỉ lặng lẽ rơi nước mắt, không dám khóc lớn.
Nhiều cư dân mạng không khỏi xót xa khi chứng kiến hành động hiểu chuyện của bé gái nhỏ tuổi. Trong khi đó, không ít người lại bày tỏ quan điểm rằng cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn, đặc biệt là phải đối xử công bằng, tránh khiến con tổn thương tâm lý.
Cảnh tượng cô bé ngồi trên ghế sofa lặng lẽ khóc khiến cư dân mạng xót xa.
Báo Phụ Nữ Việt Nam dẫn lời chuyên gia sinh trắc vân tay Nguyễn Quang Tiến cho biết, cách cư xử của cha mẹ có tác động rất lớn đến mối quan hệ giữa các anh chị em ruột trong gia đình. Cha mẹ cần xử sự khéo léo để các con không cảm thấy tủi thân vì các anh/ chị/ em của mình.
Ngay từ khi đứa con thứ hai sắp ra đời, cha mẹ cần ôm con đầu vào lòng và thủ thỉ: Cho dù mai sau thế nào, cha mẹ cũng yêu con rất rất nhiều. Khi em bé ra đời, hãy bế con lớn lên lòng và đưa lại gần em. Bằng cách này, người con đầu lòng sẽ nhận thức được việc có em là một niềm vui mới, hạnh phúc mới trong gia đình, hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình cảm mà cha mẹ dành cho bé.
Cha mẹ cũng đừng quên hỏi han và tâm sự với con lớn, ôm ấp bé dù bé đã có em. Khi các con đều đã lớn và xảy ra mâu thuẫn, cha mẹ cần xử lý khéo léo để tránh khiến con cảm thấy anh/ chị/ em của mình được thiên vị, dẫn đến sự tổn thương và suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, việc phân chia công bằng với các con là vô cùng quan trọng, tuyệt đối không bắt con lớn phải nhường cho em nhỏ hoặc ngược lại. Sự nhường nhịn như vậy sẽ khiến đứa trẻ phải nhường tích tụ sự ức chế trong lòng, lâu ngày không được giải tỏa sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Bức tâm thư của bé gái tiểu học sau khi được chia sẻ khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào, thương xót.
Nguồn: [Link nguồn]