Bật mí về những "phù thủy hóa học" chuyên ghi hình câu hỏi cho Đường lên đỉnh Olympia

"Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ mang đến cho các bạn một câu hỏi thí nghiệm hóa học như sau..." là câu nói ban đầu quen thuộc dành cho các thí sinh của Đường lên đỉnh Olympia. Và mới đây, fanpage của chương trình đã tiết lộ về những nhóm phóng viên chuyên ghi hình câu hỏi để thử tài các "nhà leo núi".

Các thành viên trong câu lạc bộ đang thực hiện ghi hình câu hỏi thí nghiệm hóa học cho Đường lên đỉnh Olympia.

Các thành viên trong câu lạc bộ đang thực hiện ghi hình câu hỏi thí nghiệm hóa học cho Đường lên đỉnh Olympia.

Những "phù thủy hóa học" đến từ câu lạc bộ Hoá học (HUS Chemistry Club) trực thuộc Liên chi Hội khoa Hóa Học - trường ĐH Khoa học Tự Nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị được Đài truyền hình Việt Nam tin tưởng để đề xuất câu hỏi, ghi hình các câu hỏi thực nghiệm về Hóa học cho cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Bạn Phạm Quốc Khánh (sinh năm 2001) - Chủ nhiệm CLB Hóa học này cho biết: "Mình nhận thấy, việc đặt câu hỏi cho một chương trình lớn như vậy cũng là một thử thách tương đối. Bởi kiến thức về hoá học là vô cùng rộng nên việc lên ý tưởng, xây dựng câu hỏi cũng tốn không ít thời gian, chưa kể các thành viên trong câu lạc bộ cũng phải kiểm tra lại kỹ vài lần để chắc chắn không sai sót gì trước khi nộp cho BTC chương trình.

Không chỉ là thách thức, chúng mình đôi khi cảm thấy áp lực bởi khi đã hỗ trợ cho cuộc thi thì câu lạc bộ không được xảy ra bất kỳ sai sót gì. Tuy nhiên đó cũng là niềm vinh hạnh khá lớn khi được chương trình Đường lên đỉnh Olympia “chọn mặt gửi vàng” suốt nhiều mùa liền".

Giải đáp sự tò mò của khán giả về quy trình thực hiện, ghi hình câu hỏi thí nghiệm, Quốc Khánh đã chia sẻ thêm các bước ngắn gọn như sau: Để có thể thực hiện ghi hình, bên CLB sẽ liên hệ trước với phía Đài truyền hình để thống nhất lịch cho buổi ghi hình.

Thường các buổi ghi hình sẽ bắt đầu từ 13h30 hay 14h tại phòng thực tập bộ môn Hoá, Lý của trường Đại học KHTN. Để buổi chiều có thể bắt đầu quay luôn, các thành viên luôn có sự chuẩn bị từ buổi sáng hôm đó như làm quen và luyện tập trước với các thí nghiệm, câu hỏi, chuẩn bị trước không gian, hoá chất dụng cụ cho buổi chiều. Một câu hỏi thí nghiệm sẽ quay mất 20 phút, mỗi lần ghi hình sẽ thường có 8 đến 10 câu hỏi.

"Về vấn đề an toàn sức khoẻ thì chúng mình không có lo lắng lắm, vì hầu hết các câu hỏi đều sử dụng hoá chất an toàn. Khi thực hiện thí nghiệm các bạn cũng đều được đảm bảo phải có đủ đồ bảo hộ, như găng tay, áo blouse, kính bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Những thí nghiệm có toả ra khí độc sẽ được thực hiện trong tủ hút, không gian xung quanh rộng rãi, thoáng", Quốc Khánh nói thêm.

Các thành viên của CLB tham gia tổ chức ngày hội STEM.

Các thành viên của CLB tham gia tổ chức ngày hội STEM.

Được biết, câu lạc bộ Hoá học trực thuộc Liên chi Hội khoa Hóa Học - trường ĐH Khoa học Tự Nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, thành lập năm 2002 và là câu lạc bộ mang tính học thuật lớn của trường ĐH KHTN. CLB còn thường xuyên tổ chức các buổi workshop và ôn thi nhằm trau dồi kỹ năng, củng cố kiến thức cho các bạn sinh viên. Đây là nơi gửi gắm thanh xuân của rất nhiều thế hệ sinh viên xuất sắc, trong đó có cả thủ khoa, á khoa đầu vào và đầu ra các năm.

Workshop chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho sinh viên khoa Hóa do CLB tổ chức.

Workshop chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho sinh viên khoa Hóa do CLB tổ chức.

Với bề dày phát triển, trong nhiều năm vừa qua CLB đã đạt được những thành tích nổi bật và đáng ghi nhận như:

Đại diện và đồng hành cùng khoa Hóa học tổ chức nhiều chương trình bổ ích cho sinh viên: chuỗi workshop định hướng và chuyên ngành, Chem-HUS Sharing - tọa đàm kết nối và chia sẻ của anh chị đi trước, Labtour, ôn thi cuối kỳ các môn Hóa đại cương...

Tham gia các hoạt động hợp tác và giao lưu giữa các CLB, các trường ĐH về ngành Hóa, điển hình là "Ngày hội giao lưu truyền thống ngành Hóa học" - một hoạt động thường niên của sinh viên và giảng viên nhóm ngành Hóa học của 3 trường đại học: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đại diện cho khoa Hóa học tham gia các chương trình giao lưu sinh viên cấp trường cũng như cấp ĐHQGHN và cao hơn:

- Sự kiện khoa học lớn như STEM 2018, STEM 2019: Period, Chemstorm 2020: Ancol. Đặc biệt là trại hè khám phá khoa học cùng GS. Ngô Bảo Châu.

- Giải Nhất tại chương trình hội trại “Tự hào trường tôi” khi đại diện trường ĐH KHTN tham gia chuỗi chương trình “Chào tân sinh viên” tại ĐHQGHN.

- Giải Ba cuộc thi “Tìm hiểu và thiết kế bản tuần hoàn Hóa học” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trên quy mô toàn quốc.

- Giải Ba trong cuộc thi Đại sứ Hoá học xanh.

- Giấy khen của BCH Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội – có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào Sinh viên Thủ đô nhiệm kỳ 2018 – 2019.

- Giấy khen của BCH Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội – có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào Sinh viên Thủ đô nhiệm kỳ 2019 – 2020.

“Đường lên đỉnh Olympia 2022” lên sóng số đầu tiên, khán giả liên tục “la ó” về điều này!

Trận đấu đầu tiên của Olympia năm thứ 22 nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của khán giả về những thay đổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Linh ([Tên nguồn])
Đường lên đỉnh Olympia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN