Bạn đang “đốt” tiền nếu còn thường xuyên làm 8 điều này
Bạn có thấy mình kiếm được tiền nhưng cuối tháng lại không thấy tiền đâu không? Nếu tình trạng đó không lạ lẫm gì với bạn, hãy xem lại một cách kỹ càng thói quen chi tiêu của mình.
Có những lúc, bạn cảm thấy dường như việc tiết kiệm tiền là quá khó khăn, thậm chí không thể. Bạn có thấy mình kiếm được tiền nhưng cuối tháng lại không thấy tiền đâu không? Nếu tình trạng đó không lạ lẫm gì với bạn, hãy xem lại một cách kỹ càng thói quen chi tiêu của mình để xem, liệu có phải mình đang sử dụng tiền vào những khoản chi không cần thiết. Dưới đây là 8 thói quen hàng ngày khiến bạn mất tiền mà không nhận ra.
Bạn biện minh cho việc mua hàng giá rẻ
Chúng ta thường nghĩ rằng mình đang tiết kiệm tiền khi chọn các mặt hàng có giá rẻ hơn. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng mới là thứ lâu bền hơn và là điều bạn cần quan tâm hơn khi quyết định có mua hay không một sản phẩm.
Hãy xem các lựa chọn đắt tiền hơn như một khoản đầu tư thay vì một khoản chi phí không cần thiết. Đó là lối chi tiêu thông minh mà nhiều người trong chúng ta lại thường bỏ qua. Lý do là bởi chúng ta thấy việc mình phải bỏ ra nhiều tiền hơn trong thời điểm hiện tại là điều lãng phí.
Chi tiền cho những món đồ chất lượng cao, có tuổi thọ cao hơn sẽ là cách chi tiêu tiết kiệm hơn về lâu về dài so với việc mua những sản phẩm rẻ tiền. Bạn sẽ hạn chế được việc phải sửa chữa, thậm chí là thay mới khi mua hàng chất lượng cao.
Bạn biện minh cho việc mua hàng giảm giá
Chúng ta thường tin rằng mua đồ giảm giá chính là cách tiết kiệm tiền. Nếu bạn đang ở trong siêu thị và sản phẩm mà bạn định mua đang được giảm giá thì điều đó là tốt. Song nếu chỉ vì chúng được giảm giá mà bạn mua chúng dù không có ý định, cho rằng mình đang mua được một món hời thì lại là sai lầm. Đó là bởi bạn không hề cần mua sản phẩm đó, sản phẩm đó không hề có trong danh sách những thứ cần mua. Bỏ tiền mua thứ không cần thiết thì dù rẻ hơn vẫn là lãng phí.
Vì vậy, hãy hạn chế mua hàng không cần thiết, không để bản thân bị cuốn vào các mặt hàng giảm giá và đừng biện minh cho việc mua này rằng bản thân đang tiết kiệm tiền.
Tài khoản tiết kiệm của bạn quá dễ dàng để truy cập
Ngày nay, với sự phát triển của các ngân hàng trực tuyến, bạn ngày càng có thể truy cập vào tài khoản tiết kiệm một cách dễ dàng hơn. Dù bạn có ý định tốt là tăng dần tích lũy trong tài khoản tiết kiệm nhưng nếu nó có thể truy cập quá dễ dàng, đôi lúc bạn sẽ dễ nghĩ đến việc tất toán khi gặp khó khăn về tiền bạc.
Vì vậy, hãy tìm cách lập ra những “hàng rào” ngăn bạn đến với tài khoản tiết kiệm khi chưa đến ngày tất toán. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ kỹ hơn và hạn chế việc tất toán một phần hay tất cả trước thời hạn.
Bạn không đợi 30 ngày trước khi mua hàng giá trị lớn
Đây là một mẹo hay sẽ làm nên sự thay đổi lớn nếu bạn là một người hay mua sắm theo kiểu bốc đồng. Mua sắm bốc đồng có thể “ăn mòn” ví của bạn một cách nhanh chóng và sự thật là chúng ta thường rất giỏi trong việc giải thích lý do tại sao mình lại cần một món hàng.
Nếu đó là một món hàng có giá trị lớn thì hãy thực hiện quy tắc chờ 30 ngày trước khi quyết định. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự thay đổi của chính mình với mặt hàng đó. Bạn có thể nhận ra mình không cần sản phẩm đó đến vậy hoặc có thể mua được sản phẩm khác cùng chất lượng với giá rẻ hơn. Khoảng thời gian chờ cũng là lúc để bạn thực hiện các so sánh giá cũng như tìm hiểu nhiều hơn về nhận xét của mọi người về sản phẩm đó.
Bạn không đặt mục tiêu thực tế
Khi đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền, chúng ta thường nghĩ ra rất nhiều ý tưởng lớn về con số muốn đạt được cũng như cách thực hiện và thời gian cam kết. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn cảm thấy kế hoạch đó rất ổn thì chúng có thể thiếu thực tế.
Việc lập kế hoạch thiếu thực tế sẽ khiến bạn không thể gắn bó lâu dài với kế hoạch. Ban đầu bạn có thể cố gắng làm theo song sau đó mọi thứ sẽ nhanh chóng trở nên quá khó khăn với bạn và bạn muốn bỏ cuộc.
Vì vậy, ví dụ thay vì đặt mục tiêu không ăn ngoài trong tháng tới, bạn có thể đặt mục tiêu thực tế hơn là ăn hàng 1 lần/tuần thay vì 2-3 lần/tuần như mọi khi.
Bạn không có danh sách những thứ cần trước khi mua sắm
Điều này tương tự như việc mua sắm bốc đồng nhưng còn hơn thế nữa khi chúng ta đi mua đồ ăn. Khi đói, bạn sẽ thường mua nhiều thức ăn hơn khoảng 20% so với khi bụng bình thường.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ là viết ra danh sách những thứ bạn cần mua, bạn sẽ cắt giảm được kha khá tiền khiến bản thân phải bất ngờ. Lên thực đơn tuần trước và bám sát nó cũng khiến bạn tiết kiệm nhiều hơn, hạn chế thực phẩm thừa. Nếu không biết mình cần gì, bạn sẽ dễ mua sắm linh tinh và tốn kém hơn.
Bạn lãng phí thời gian để tìm kiếm những ưu đãi giá rẻ
Điều bạn cần chú ý đến ở đây chính là thời gian. Chúng ta dễ dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm có được các giao dịch tốt nhất và thường trong lúc đó, các giao dịch tốt nhất lại bị bỏ qua hoặc bán hết khi bạn quay lại. Hãy coi thời gian chính là tiền bạc. Suy nghĩ quá lâu, tốn quá nhiều thời gian chính là lãng phí tiền bạc dù bạn không hay biết.
Bạn không dọn dẹp nhà
Dọn dẹp không gian sống là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để tiết kiệm tiền. Bạn không chỉ có thể lục ra nhiều thứ đồ mình không sử dụng nữa để bán, thanh lý và kiếm tiền mà việc biến đổi không gian trong tâm trí bạn cũng mang đến nhiều lợi ích. Một khi bạn nhận ra rằng mình không cần quá nhiều vật chất để trở nên hạnh phúc, nó sẽ thay đổi tư duy của bạn và khiến bạn ý thức hơn về những chi tiêu không cần thiết trong tương lai.
Nguồn: [Link nguồn]
Dưới đây là một số mẹo tiết kiệm hiệu quả và dễ nhớ mà ai cũng có thể thực hiện. Bạn có thể nhận ra rằng mình...